Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Wed, 21 Jan 2015 12:40:42 +0000 vi hourly 1 Các món ăn từ thịt gà có tác dụng trị bệnh https://dongylangtong.com/mon-an-thit-ga-co-tac-dung-tri-benh-4938/ https://dongylangtong.com/mon-an-thit-ga-co-tac-dung-tri-benh-4938/#respond Wed, 21 Jan 2015 12:36:48 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4938 Đông y cho rằng, thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy; có tác dụng bồi bổ cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.

Thịt gà còn chữa được băng huyết, xích bạch đới, lỵ, ung nhọt, trừ phong. Do đó thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường. Dưới đây xin giới thiệu một số cách sử dụng món ăn thuốc trị bệnh mà thịt gà là chủ vị.

Dùng cho người cao tuổi tỳ vị hư nhược, gầy còm, da khô nhẽo: thịt gà trống 150g, bột mì 210g, hành củ 15g, bột tiêu, gừng, các gia vị khác với liều lượng thích hợp. Thịt gà cùng với hành, tiêu, gừng và các gia vị khác được băm trộn sẵn để làm nhân. Bột mì thêm nước nhào trộn, cán thành bánh. Làm bánh có nhân là thịt gà cùng gia vị, luộc hay hấp chín, làm bữa ăn chính, cho ăn khi đói, ngày 1 lần trong 1 đợt 5 – 10 ngày.

Dùng cho các trường hợp thận hư, ù tai, chóng mặt: gà 1 con làm sạch, cho rượu vào hầm chín. Ăn trong ngày.

Món ăn trị bệnh từ thịt gà

Dùng cho các trường hợp suy nhược gầy còm, huyết hư sau đẻ: gà mái 1 con, gạo trắng và bách hợp với một lượng thích hợp. Gà làm sạch, mổ moi, bỏ ruột, cho gạo và bách hợp vào bụng gà khâu lại, thêm nước, gia vị, nấu chín ăn.

Dùng cho người mắc chứng viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị nôn ói ra thức ăn, ăn vào nôn ra: gà giò 1 con; nhân sâm, đương quy, muối ăn mỗi thứ đều 15g. Gà làm sạch, luộc chín, róc bỏ xương, cho nhân sâm, đương quy và muối ăn vào hầm chín nhừ. Chia ra ăn hết trong một vài lần.

Trị sa dạ dày, sa thận, sa trực tràng, sa tử cung: gồm gà mái giò 1 con, hoàng kỳ 60g. Làm sạch gà, cho vào nồi hấp cùng hoàng kỳ, thêm gừng, hành, muối, gia vị, hầm trong 3 giờ mang ra ăn.

Trị đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi: gà 1 con, nhân sâm 10g, tiểu hồi 10g, xuyên tiêu 6g. Làm sạch gà mổ moi, cho các vị thuốc cùng với chút rượu, đường, dầu, mắm, gia vị vào bụng gà buộc lại, thêm nước, hầm cách thủy, ăn khi đói.

Trị suy nhược cơ thể, đầy bụng không tiêu: gà trống 1 con, thảo quả 2 quả, bột nghệ 3g (hoặc nghệ tươi), hồ tiêu 6g, vỏ quýt 3g, thêm hành, dấm, nước mắm và lượng nước thích hợp, nấu nhừ, ăn khi đói.

Trị các trường hợp suy nhược, ăn kém, chậm tiêu, đau bụng: gà trống 1 con, riềng, thảo quả mỗi thứ 6g, trần bì, hồ tiêu mỗi thứ 3g. Gà làm sạch chặt khúc, các dược liệu cho vào túi vải xô, thêm nước, hành, dấm, gia vị, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần.

Trị các trường hợp thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay: gà mái ri lông vàng 1 con, xích tiểu đậu 30g, thảo quả 3g. Gà làm sạch, tất cả cho vào nồi, thêm nước, muối, mắm, gừng tươi, hành sống; đun to lửa cho sôi, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ra ăn làm nhiều lần trong ngày.

Hạ huyết áp: gà giò (trống) một con, quyết minh tử 12g, ngũ vị tử 10g, gừng 5g, hành 10g, muối vừa đủ. Gà trống làm sạch, bỏ lòng. Hai vị kia rửa sạch, gừng đập dập, hành cắt nhuyễn, ướp muối lên thịt gà, bỏ gừng, hành, quyết minh tử, ngũ vị tử cho vào bụng gà. Nấu với một lít nước, đun to lửa sau vặn nhỏ. Hầm 60 phút. Mỗi ngày ăn một lần.

Tăng huyết áp, đái tháo đường kèm béo phì: thịt gà 100g, bí đao 200g, đảng sâm 3g, muối một ít. Thịt gà cắt miếng nhỏ cho vào nồi với đảng sâm, nước nửa lít, đun nhỏ lửa, hầm chín. Cho bí đao cắt miếng vào với gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống canh, dùng cùng trong bữa ăn.

Người ốm thiếu máu: gà giò một con, mổ bỏ ruột, nhét một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, khâu lại, nấu kỹ, mỗi ngày ăn một con. Ăn một tuần liền.

Ho lâu ngày, khó ngủ: cũng làm như bài thuốc trên nhưng thay lá ngải cứu bằng lá dâu tằm non và nửa chén gạo nếp (nấu ăn).

Tinh thần mệt mỏi, xương khớp tê nhức: gà ác một con, táo tàu đen 10 quả, hoài sơn (củ mài) 15g, kỷ tử 10g, ý dĩ 30g, vài củ hành tím, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, để nguyên con. Hành tím bóc vỏ, nướng chín; ý dĩ ngâm nước cho nở; ngâm táo tàu 10 phút, vớt ra để ráo. Đặt gà vào thố sứ, cho táo và ba vị kia vào, đổ nước vừa bằng, đậy nắp thố, chưng cách thủy chừng một tiếng rưỡi. Nêm ít đường, muối, rồi thả hành tím nướng vào. 30 phút sau ăn được, rắc ít tiêu bột cho thơm. Ăn nóng, mỗi ngày một lần, từ 7 – 10 ngày.

Suy nhược cơ thể, ho lao, sau khi đẻ gầy yếu: gà mái một con, gạo lứt 100g. Mổ gà, bỏ ruột, nấu lấy nước đặc. Cho gạo lứt đãi sạch vào nồi, đun lửa to, sau nhỏ dần. Nấu cháo loãng, nêm gia vị vừa ăn. Ăn nóng hai bữa sáng, tối.

Chữa đầy bụng: màng mề gà 10g, lá lốt 30g, mộc hương 20g. Các vị thuốc này sao vàng, tán bột, cho bệnh nhân uống ngày 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội.

Chữa sỏi mật: màng mề gà 15g, kim tiền thảo 30g, nghệ 15g, hoàng liên 6g, đại hoàng 6g, trần bì 15g, cam thảo 10g. Những vị này sắc lấy 200ml nước thuốc đặc, chia 3 lần uống trong ngày và uống kiên trì nhiều ngày.

Chữa bệnh trĩ, lòi dom: gà mái già hầm với 15g hà thủ ô, cho một chút nước vừa đủ hầm cách thủy 2 giờ trở lên, ăn cả nước và cái. 2, 3 ngày ăn 1 lần. Tác dụng hòa khí hoạt huyết giữ cho tử cung khỏi sa, khỏi trĩ.

Chữa thiếu máu do thiếu sắt (phụ nữ mang thai, sinh đẻ): màng mề gà 10g, thổ đại hoàng 30g, đan sâm 15g sắc lấy 150ml nước thuốc đặc, chia 2 lần uống trong ngày, uống khoảng 15 ngày.

Chữa chứng mất ngủ: gan gà 1 bộ, bạch thược 60g tán bột rắc đều vào gan gà đem hấp cách thủy, khi chín cho bệnh nhân ăn, ngày 1 lần.

Chữa ho gà: gà 1 con nhỏ 400g, bối mẫu 3g, củ cải trắng 100g. Gà làm sạch mổ moi bỏ nội tạng, bối mẫu tán bột mịn, củ cải trắng rửa sạch cắt nhỏ, cho tất cả vào bụng gà khâu kín đem hấp cách thủy, khi chín chia 2 lần cho bệnh nhân ăn trong ngày, ăn 3 ngày liền sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý: người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp dễ có phản ứng mẩn ngứa, nổi ban, khó thở khi ăn da gà, gan gà; khi làm các món gà kho, gà hầm, thêm gừng tươi đập dập hoặc thái mỏng làm gia vị và giải mẫn cảm theo kinh nghiệm dân gian.

–Theo SK & ĐS–

]]>
https://dongylangtong.com/mon-an-thit-ga-co-tac-dung-tri-benh-4938/feed/ 0
Bài thuốc chữa động thai dùng tục đoạn https://dongylangtong.com/bai-thuoc-chua-dong-thai-dung-tuc-doan-3552/ https://dongylangtong.com/bai-thuoc-chua-dong-thai-dung-tuc-doan-3552/#respond Mon, 08 Apr 2013 17:20:55 +0000 https://dongylangtong.com/?p=3552 Tục đoạn, tên khác là sâm nam, rễ kế,  đầu vù… Bộ phận dùng làm thuốc của tục đoạn là rễ, dùng chữa động thai hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, rễ tục đoạn có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ can thận, chữa đau mỏi gân xương, hành huyết, chỉ huyết, giảm đau an thai. Mỗi ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn tán hoặc thuốc rượu. Ít khi dùng riêng, thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác, dùng trong những trường hợp sau:

Phòng ngừa sẩy thai trong trường hợp hay đẻ non: Tục đoạn 8g, đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, hoàng cầm, xuyên khung, mỗi vị 4g; bạch thược, thục địa, mỗi vị 3g; bạch truật, sa nhân, cam thảo (chích), mỗi vị 2g; gạo nếp 1 nắm. Tất cả thái nhỏ, nấu với nhiều lần nước để lấy nước đặc, rồi cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu thành cháo. Ăn trong ngày. Dùng 3-5 ngày.

tục đoạn

Chữa động thai, dọa sẩy thai khi thai được 2-3 tháng:

Tục đoạn (tẩm rượu) 60g, đỗ trọng (tẩm nước gừng, sao cho đứt tơ) 60g. Hai vị tán nhỏ, trộn với thịt quả táo (táo nhục) làm thành viên to bằng hạt ngô. Ngày uống 30 viên, với nước cháo.

Chữa kinh nguyệt quá nhiều, kinh màu nhạt: Tục đoạn 10g, thục địa 12g, đương quy 10g, ngải diệp 3g, xuyên khung 3g. Sắc nước uống ngày một thang.

Chữa sữa không thông, ít sữa sau sinh: Tục đoạn 15g, xuyên sơn giáp (rang cháy), ma hoàng, mỗi vị 6g; đương quy, xuyên khung, mỗi vị 5g; thiên hoa phấn, thông thảo, mỗi vị 9g. Sắc nước uống.

Chữa tê thấp, đau mỏi gân xương: Tục đoạn, ngưu tất, đỗ trọng, tang ký sinh, mỗi vị 10g; câu kỷ, đương quy, hà thủ ô đỏ, mỗi vị 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Có thể ngâm rượu uống.

DS. Đỗ Huy Bích

]]>
https://dongylangtong.com/bai-thuoc-chua-dong-thai-dung-tuc-doan-3552/feed/ 0
Bài thuốc đông y trị viêm gan mạn tĩnh https://dongylangtong.com/bai-thuoc-dong-y-tri-viem-gan-man-tinh-3537/ https://dongylangtong.com/bai-thuoc-dong-y-tri-viem-gan-man-tinh-3537/#respond Mon, 08 Apr 2013 04:49:35 +0000 https://dongylangtong.com/?p=3537 Theo y học cổ truyền nguyên nhân gây viêm gan mạn tính là do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng tới âm huyết hoặc tân dịch, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể.

Bệnh thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp (viêm gan siêu vi, viêm gan nhiễm độc); sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, tiêu chảy hay táo bón, chậm tiêu, chán ăn.

Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu, chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch toả lớn từ rốn (do tăng áp làm giãn tĩnh mạch cửa gan), nam vú lớn như vú nữ, tinh hoàn teo nhỏ (vì gan yếu làm thay đổi cân bằng của các hormone giới tính)

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc điều trị theo từng thể bệnh:

Thể can nhiệt tỳ thấp: viêm gan có vàng da kéo dài (Đông y gọi là âm hoàng). Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ngưu tất

Ngưu tất

Bài 2:

Nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể can uất tỳ hư, khí trệ: Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi. Người bệnh có biểu hiện mạng sườn phải đau, ngực sườn đau tức, miệng đắng, ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền. Phép chữa là sơ can kiện tỳ lý khí. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: rau má 12g, mướp đắng 12g, thanh bì 8g, chỉ thực 8g, uất kim 8g, hậu phác 8g, ý dĩ 16g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g, đinh lăng 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Sài hồ sơ can thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, chỉ thực 6g, xuyên khung 8g, hậu phác 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, đại táo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Sài thược lục quân thang: bạch truật 12g, đẳng sâm 12g, phục linh 8g, cam thảo 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, sài hồ 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Tiêu dao tán gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, bạch linh 12g, cam thảo 4g, gừng sống 2g, uất kim 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Mạch môn là vị thuốc trị viêm gan mạn thể can âm bị thương tổn.

Thể can âm bị thương tổn:Người bệnh có biểu hiện đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác. Phép chữa là tư âm dưỡng can. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: sa sâm 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên môn 8g, kỷ tử 12g, huyết dụ 16g, hoài sơn 16g, ý dĩ 16g, hà thủ ô 12g, tang thầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm: sa sâm 12g, sinh địa 12g, nữ trinh tử 12g, mạch môn 12g, bạch thược 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Nếu mất ngủ gia toan táo nhân 10g; sốt hâm hấp gia địa cốt bì 12g, thanh hao 8g.

Thể khí trệ huyết ứ: Hay gặp ở thể viêm gan mạn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ. Người bệnh có biểu hiện sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bàng hệ ở bụng, đại tiện phân nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyền sác. Phép chữa la sơ can lý khí hoạt huyết. Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1: kê huyết đằng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, uất kim 8g, tam lăng 8g, nga truật 8g, chỉ xác 8g, sinh địa 12g, mẫu lệ 16g, quy bản 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Tứ vật đào hồng gia giảm: bạch thược 12g, đương quy 8g, xuyên khung 12g, đan sâm 12g, hồng hoa 8g, đào nhân 8g, diên hồ sách 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu lách to gia tam lăng 12g, nga truật 12g, mẫu lệ 20g, mai ba ba 20g.

Theo SK & ĐS

]]>
https://dongylangtong.com/bai-thuoc-dong-y-tri-viem-gan-man-tinh-3537/feed/ 0
Chữa hen phế quản bằng thuốc Nam https://dongylangtong.com/chua-hen-phe-quan-bang-thuoc-nam-3482/ https://dongylangtong.com/chua-hen-phe-quan-bang-thuoc-nam-3482/#respond Sat, 06 Apr 2013 04:26:17 +0000 https://dongylangtong.com/?p=3482 Bệnh hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn là bệnh thuộc hệ thống hô hấp, bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch, nguyên nhân do nhiều dị nguyên kích thích như phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc, bụi các loại…

Đây là bệnh viêm mạn tính đường thở, với 3 quá trình bệnh lý: viêm, co thắt và gia tăng kích ứng quá mức của đường thở, dẫn tới 4 biểu hiện của bệnh gồm: ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Các triệu chứng này nặng lên về đêm và sáng sớm cùng với sự tắc nghẽn đường thở.

Lòng phế quản bị chít hẹp dần trong bệnh hen phế quản.

Lòng phế quản bị chít hẹp dần trong bệnh hen phế quản.

Là một bệnh có tính miễn dịch cơ địa, điều trị rất khó khăn, nhưng cũng có thể phòng trị được bằng thuốc nam.

Bài 1: Bí đao, hương nhu tía, rễ lá lốt mỗi thứ một nắm sắc nước uống hằng ngày, liên tục cho tới khi khỏi.

Bài 2: Lá tỳ bà diệp (lá hen) lau sạch lông, phơi khô trong bóng râm tẩm mật sao 20g. Cúc tần (phơi khô sao vàng) 14g. Lá tía tô sao vàng 8g. Các vị đem hãm pha thêm đường uống hằng ngày, trẻ em 1 tuổi trở lên uống 50ml mỗi ngày.

Bài 3: Lá nhọ nồi, lá cối xay mỗi thứ một nắm sắc uống thay nước trong ngày, uống liên tục cho tới khi khỏi.

Bài 4: Lá ngâu 40g, bồ kết 5g, phèn chua 5g, tất cả đem sắc uống liên tục 10 – 15 ngày.

Bài 5: Lá táo, lá nhót đồng lượng 16g (hai lá này lấy ở cây chưa ra quả tốt hơn), vỏ quýt 6g, phèn phi 5g, mần tưới 20g, bạc hà 16g, bồ kết 5g. Tất cả đem sắc uống ngày 1 thang, dùng liên tục trong 15 – 20 ngày, nghỉ rồi nhắc lại một vài liệu trình. Bài thuốc có tác dụng cho cả hen trẻ em.

Bài 6: Lá tỳ bà bỏ lông, bỏ nhựa phơi khô 1 lạng, hạt dành dành sống 20g. Sắc chia nhỏ uống trong ngày với đường phèn.

Bài 7: Độc vị cây sả cả rễ chặt nhỏ phơi khô trong râm, sao vàng hạ thổ sắc uống liên tục trong ngày cho tới khi cải thiện được triệu chứng.

Bài 8: Hạt cải bẹ xanh rang vàng tán nhỏ 1 muỗng cà phê, rau diếp cá 1 nắm nhỏ giã chiết lấy dịch. Có thể cho thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống liên tục 10 ngày.

Bài 9: Độc vị rễ cỏ tranh tươi 1 nắm sắc uống 3 – 5 ngày trị chứng ho suyễn do đờm khí.

Bài 10: Củ gai đốt tồn tính tán ngày dùng 15 – 20g với đậu sống ăn liên tục 10 – 15 ngày. Trị chứng ho hen khò khè kéo đờm.

Chú ý: Để bệnh tình sớm ổn định, cần thăm khám và điều trị đúng chuyên khoa. Ngoài ra, người bệnh cần loại bỏ được các tác nhân gây bệnh như: viêm mũi họng xoang kéo dài, các yếu tố gây dị ứng như: phấn hoa, lông chó mèo, khói than…

Theo SK & DS

]]>
https://dongylangtong.com/chua-hen-phe-quan-bang-thuoc-nam-3482/feed/ 0
Chữa còi xương bằng Đông y https://dongylangtong.com/chua-coi-xuong-bang-dong-y-2017/ https://dongylangtong.com/chua-coi-xuong-bang-dong-y-2017/#respond Thu, 14 Mar 2013 10:58:31 +0000 https://dongylangtong.com/?p=2017 Còi xương nguyên nhân chủ yêu là do thiếu vitamin D. Khi mắc bệnh này, thần kinh trẻ bị kích thích, ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, đổ mồ hôi không phụ thuộc vào thời tiết. Trẻ bị còi xương sẽ bị yếu cơ, biến dạng xương đầu, lồng ngực, tay chân và cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.

Trong việc chữa còi xương, bên cạnh việc bổ sung vitamin D và cho trẻ phơi nắng, bạn còn có thể dùng một số bài thuốc Đông y để giúp con chữa còi xương.

Chữa còi xương cho trẻ em chậm lớn, thấp bé, nhẹ cân

Lấy 50 gr hoàng tinh, 100 gr mật ong. Ngâm hoàng tinh vào nước sạch cho mềm, rửa sạch, cho vào nồi luộc chín để nguội. Lại cho hoàng tinh đã nguội vào đun cùng mật ong đến khi mật ong ngấm hết vào hoàng tinh, dùng bình sứ để đựng, cho trẻ ăn dần, có tác dụng bổ gan, thận.

mat-ong-chua-coi-xuong

Mật ong có tác dụng chữa Còi xương

Chữa còi xương trẻ thiếu canxi, chiều cao không đạt chuẩn, dậy thì muộn

Dùng các loại xương lợn, gà, bò, dê, chó mỗi loại 100 gr. Mang tất cả các loại xương trên rửa sạch, đập nát, cho vào nồi đun kỹ lấy nước, bỏ bã. Thêm gạo vào nấu thành cháo, cho gia vị đủ dùng cho trẻ ăn. Món này có tác dụng làm mạnh gân cốt, thêm canxi cho trẻ.

Hoặc: Dùng 30 gr ngũ gia bì, táo tàu 5 quả, 15 gr nhân hạnh đào, đem sắc kỹ, cho trẻ uống nước và ăn táo, hạnh nhân. Hoặc dùng 6 gr hạt sen, 10 cái vỏ trứng gà, 12 gr sơn tra, sắc kỹ cho trẻ uống ngày hai lần.

BS Nguyễn Thu Hiền

 

]]>
https://dongylangtong.com/chua-coi-xuong-bang-dong-y-2017/feed/ 0
Bài thuốc Đông y hay chữa bệnh Đái dầm https://dongylangtong.com/chua-benh-dai-dam-theo-dong-y-1883/ https://dongylangtong.com/chua-benh-dai-dam-theo-dong-y-1883/#respond Tue, 12 Mar 2013 08:36:04 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1883 Đái dầm đông y gọi là Dạ niệu hay Niệu sàng, xảy ra trong trạng thái đêm ngủ đái không tự chủ được thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn nên có tên gọi Tiểu nhi di niệu.

Đa số nguyên nhân bị đái dầm là do tiên thiên bất túc. Cũng có thể do Hạ tiêu hư hàn mất chức năng bế tàng hoặc tỳ phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên; Thấp nhiệt uất kết ở bàng quang khiến làm mất chức năng khí hóa cũng sinh bệnh. Trong các y thư cổ như “Chư bệnh nguyên hậu luận” chép rằng: Ngủ mà đái dầm… do âm khí thịnh, dương khí hư, bàng quang và thận khí đều bị lạnh nên không ôn chế được thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm.

Thường hay gặp hai loại là: Hạ tiêu hư hàn và tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước.

Hạ tiêu hư hàn: biểu hiện đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch trầm trì; do vậy hướng trị liệu là phải Ôn bổ thận dương, súc niệu, cố sáp. Trong sách “Loại chứng Trị tài” viết nên dùng phương “Tang phiêu tiêu hoàn”; nếu tiểu mà không biết cần phải làm cho tâm thận giao nhau lại phải dùng “Khấu Thị tang phiêu tiêu tán”.

 

 Tôm nấu hẹ.

– Phương “Tang phiêu tiêu hoàn” gồm long cốt 20g, ngũ vị tử 20g, phụ tử (nướng bỏ vỏ và cuống) 20g, tang phiêu tiêu 7 cái, tất cả tán bột mịn, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên uống vào lúc đói, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối loãng.

 Trong phương có tang phiêu tiêu, ngũ vị tử đều bổ thận, sáp tinh. Phụ tử ôn thận tráng dương. Long cốt sáp tinh, chỉ di.

– Phương “Tang phiêu tiêu tán”: đương quy 40g, long cốt 40g, nhân sâm 40g, phục linh 40g, quy bản (nướng giấm) 40g, tang phiêu tiêu (nướng muối) 40g, thạch xương bồ (sao muối) 40g, viễn chí (bỏ lõi) 40g. Tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8g chiêu với nước sắc nhân sâm. Ngày uống 2 lần.

Trong phương có tang phiêu tiêu bổ thận sáp tinh. Long cốt sáp tinh an thần, cả 2 vị này làm quân. Nhân sâm, phục thần, xương bồ, viễn chí ích khí dưỡng tâm, an thần, định chí làm thần. Đương quy, quy bản dưỡng huyết, tư âm làm tá.

Tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước: biểu hiện đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. Do vậy hướng trị liệu là bổ khí, kiện tỳ, cố phao nên dùng phương “Bổ trung ích khí thang” gia giảm. Phương gồm: hoàng kỳ 24g, nhân sâm (hay đảng sâm) 16g, bạch truật 12g, đương quy 24g, cam thảo 4g, trần bì 4g, sài hồ 8g, thăng ma 12g, tang phiêu tiêu 8g, sơn thù du 12g, câu kỷ tử 12g, khiếm thực 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cần uống liền 10 – 15 thang.

Một số phương thuốc trị đái dầm

Trị đái dầm có sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng: Dùng hẹ tươi 100g, rửa sạch cắt khúc. Tôm tươi 200g, làm sạch chân râu, xào với dầu ăn khi gần chín cho hẹ vào, ăn thường xuyên trong nhiều ngày.

Trị đái dầm biểu hiện sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều: Dùng ruột gà 2 bộ làm sạch, cắt khúc. Ba kích thiên 12g dùng vải màn bọc lại cho vào ninh lấy nước đủ nấu canh. Tra mắm muối cho ruột gà vào nấu chín uống nước canh.

 

 Thạch xương bồ – vị thuốc chữa đái dầm.

Trị đái dầm do sức khỏe yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng: Dùng nhục thung dung 10g, cho vào bát thêm chút nước đun cách thủy. Thịt dê 50g băm nhỏ, cùng 50g gạo, nước thuốc, đổ thêm nước vừa đủ nấu thành cháo ăn.

 

Trị đái dầm tiểu trong nhiều: Bàng quang lợn 100g, thái miếng. Bạch quả 5g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài. Phúc bồn tử 10g dùng vải màn bọc lại, cho nước vừa đủ nấu cùng tất cả thành canh đặc, nhặt bỏ thuốc cho chút đường trắng vào ăn hết.

Trị đái dầm ở trẻ: Con niềng niễng tươi 5 con, bỏ cánh, đầu, móng, cho cùng muối ăn rang thơm, cho trẻ ăn mỗi lần 5 con. Ngày 2 lần.

Hay tang phiêu tiêu 10 cái, sấy khô nghiền thành bột cho chút đường cát trộn đều, cho trẻ uống ngày 1 thang.

Hoặc tang phiêu tiêu 10 cái, cho cùng bàng quang lợn nấu cùng ăn hết trong ngày.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện hiếu động, trằn trọc khi ngủ, tiểu ít, nhiều lần: Dùng bá tử nhân phơi khô nghiền bột hòa vào nước cơm uống. Mỗi lần 0,5g, ngày uống 2 lần.

Trị trẻ bị đái dầm: Ích trí nhân 10g, cho chút giấm nghiền thành bột mịn trộn lẫn bột mì làm thành bánh mỏng sấy chín cho ăn điểm tâm.

Hay dùng bạch quả 10 quả, rang chín, bóc vỏ ngoài, đậu phụ 2 bìa ngâm mềm thái miếng nhỏ, gạo tẻ 50g, cho nước vừa đủ nấu nhừ thành cháo đặc thêm chút đường cho trẻ ăn hết.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện lưỡi đỏ, rêu ít, tiểu tiện ít, vàng: Dùng câu kỷ tử 15g, ngâm mềm, rửa sạch, thận lợn 1 quả, thái mỏng cho dầu ăn xào chín cho ăn.

Trị trẻ đái dầm có cơ thể yếu, mệt mỏi mất sức: Dùng chim sẻ sống 2 con, làm sạch bỏ ngũ tạng, thỏ ty tử 15g, phúc bồn tử 10g, câu kỷ tử 15g, các thuốc dùng vải màn bọc lại cho vào bụng chim đem hấp cách thủy cho nhừ, bỏ bọc thuốc ra nêm chút muối hoặc đường cho trẻ ăn.

Có thể kết hợp châm cứu các huyệt chính như trung cực, quan nguyên, thận du, bàng quang du, tam âm giao. Các huyệt phụ là khí hải, thứ liêu, túc tam lý, đại đô, thần môn, chiếu hải. Vừa châm vừa cứu và kích thích nhẹ, lưu châm từ 15 – 20 phút (chú ý trẻ nhỏ không lưu kim chỉ sử dụng lưu kim đối với người lớn).

BS. Hoàng Xuân Đại

Sức khoẻ & Đời Sống

]]>
https://dongylangtong.com/chua-benh-dai-dam-theo-dong-y-1883/feed/ 0