Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Fri, 21 Jul 2017 09:53:06 +0000 vi hourly 1 Triệu Chứng Thường Gặp của Viêm VA ở Trẻ Nhỏ https://dongylangtong.com/trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-va-o-tre-nho-5576/ https://dongylangtong.com/trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-va-o-tre-nho-5576/#respond Fri, 21 Jul 2017 09:53:06 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5576 Đau họng là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, và đôi khi trẻ cũng dễ bị viêm amidan. Tuy nhiên amidan không phải là cơ quan duy nhất dễ bị tổn thương ở đường hô hấp, viêm VA cũng là 1 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể khiến trẻ khó thở  và dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Vậy VA là gì?

viêm VA

VA được hình thành từ trong bào thai và có từ khi em bé vừa chào đời. Cũng như amidan, VA có chức năng tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại các mầm bệnh. Không dễ quan sát như amidan, VA ở vị trí ở phía sau- trên họng mũi, Là khối mô lympho hình tam giác. Cũng ở vị trí này VA thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và trong thức ăn trước khi vào cơ thể để được kích thích tạo miễn dịch , đồng thời cũng vì thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên VA hay bị viêm nhiễm trùng.

Trong khi amidan đóng một vai trò sinh miễn dịch có lợi cho cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt là chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn, khi trẻ càng lớn VA trở nên ít quan trọng hơn. Trên thực tế, VA teo nhỏ đi khi trẻ khoảng 5 hoặc 6 tuổi và hầu như biến mất sau những năm tuổi thiếu niên.

Vì sao dễ bị viêm V.A?

Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên V.A hay bị viêm. Khi sức đề kháng suy yếu hoặc do các yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà bị gió lùa sẽ khiến virut, vi khuẩn dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm V.A tái diễn.

Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng đôi khi ảnh hưởng đến người lớn.

Triệu chứng của Viêm VA

triệu chứng viêm Va

Các triệu chứng của viêm VA có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, nhưng có thể bao gồm:

  • viêm họng, đau hoặc khô cổ họng khi hít thở phải qua miệng
  • nghẹt mũi, chảy nước mũi gây ra chất nhầy màu xanh.
  • các tuyến sưng ở cổ
  • đau tai và các vấn đề về tai

Các triệu chứng khác của viêm VA liên quan đến tắc nghẽn mũi bao gồm:

  • hít thở qua miệng
  • khó ngủ
  • ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (một tình trạng mà bạn ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn trong khi ngủ)

 

]]>
https://dongylangtong.com/trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-va-o-tre-nho-5576/feed/ 0
10 Thắc Mắc Nhiều Nhất Khi Cho Trẻ Uống Sữa Công Thức https://dongylangtong.com/10-thac-mac-nhieu-nhat-khi-tre-uong-sua-cong-thuc-5560/ https://dongylangtong.com/10-thac-mac-nhieu-nhat-khi-tre-uong-sua-cong-thuc-5560/#respond Thu, 22 Jun 2017 05:36:08 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5560

1. Cho trẻ bú bình nhựa hay thủy tinh?

Một số yếu tố sau đây có thể giúp mẹ cân nhắc lựa chọn bình sữa phù hợp nhất với trẻ:

  • Bình nhựa nhẹ hơn thủy tinh và không vỡ khi va đập.
  • Nhưng tuổi thọ của bình nhựa không được lâu và bền như bình thủy tinh. Song bình thủy tinh cần hết sức cẩn thận vì dễ vỡ và nặng hơn bình nhựa.
  • Trước đây, phụ huynh lựa chọn chất liệu bình thủy tinh để tránh bisphenol A (BPA) – một loại hóa chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC. BPA ảnh hưởng đến hệ sinh dục và phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Hiện nay các bình sữa bằng nhựa được sản xuất không có BPA song mẹ cần xem nhãn mác cẩn thận trước khi mua bình.

Mẹ có thể nhận biết bình sữa an toàn qua các ký hiệu sau:

bình-sữa-an-toàn

Ký hiệu bình sữa làm từ nhựa không an toàn

2. Chọn núm ti như thế nào?

Hầu hết núm ti được làm bằng silicon hoặc cao su, co nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau. Với núm silicon không mùi, đàn hồi tốt. Núm cao su mềm hơn silicon nhưng có mùi cao su. Sữa sẽ có tốc độ chảy khác nhau dựa vào kích thước lỗ núm ti. Bạn có thể cho bé thử một vài loại để biết bé thích nhất loại nào. Kiểm tra núm ti thường xuyên xem núm ti có bị mòn hay nứt. Thay thế nếu thấy bị mòn hoặc bị đổi màu.

3. Có cần phải khử trùng bình sữa?

Theocác chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.

Cho bình và các loại nắp (đã rửa sạch) đặt lên bếp và đun sôi trong 15 phút, riêng núm vú chỉ đun trong khoảng 5 phút.

4. Có thể dùng bình sữa để đựng nước hay trái cây?

Câu trả lời là: Không. Chỉ đựng sữa mẹ đã vắt hoặc sữa công thức trong bình sữa,  không dùng đựng nước hoặc nước trái cây. Lưu ý khi pha sữa công thức kết hợp tỷ lệ nước và sữa bột chính xác như hướng dẫn. Thêm quá nhiều nước làm loãng sữa công thức, khiến trẻ thiếu hụt về dinh dưỡng. Quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và thận của bé.

5. Cách chọn sữa công thức?

Hầu hết các bậc cha mẹ bắt đầu với sữa công thức làm từ sữa bò. Bạn cũng có thể mua sữa công thức có nguồn gốc sữa đậu nành và các công thức ít gây dị ứng. Hãy chắc chắn rằng trong sữa có bổ sung chất sắt. Bạn có thể mua sữa công thức dạng bột (sữa bột), sữa công thức cô đặc, hoặc các hình thức dùng sẵn. Khi được 6 tháng, em bé có thể bú 180 – 230 ml mỗi lần ăn.

6.  Cho trẻ uống sữa ấm hay ở nhiệt độ phòng?

Bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường. Song nếu bé thích sữa công thức ấm, đặt bình trong khay nước ấm hoặc dưới vòi nước nóng  từ 1-2 phút. Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa. Nó có thể gây ra các điểm nóng có thể làm phỏng miệng bé. Lắc đều sữa và nhỏ một giọt trên đỉnh của bàn tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ. Không thử nghiệm nó trên cổ tay của bạn – nó ít nhạy cảm với nhiệt hơn

Hãy giữ bình khi cho bé bú

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có xu hướng để bình tựa vào gối và cho bé ăn một mình. Nhưng có rất nhiều lợi ích từ việc giữ bình sữa trong khi bé ăn, giúp bé an toàn khi bú bình. Để bé ăn một mình với một chai dựng lên làm tăng nguy cơ nghẹt thở và sâu răng. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng tai. Vì vậy, hãy luôn bên bé, giữ bình khi bé bú

7. Làm sao để biết bé đã bú đủ?

Sẽ có 1 số dấu hiệu nhận biết khi bé bú đủ, bé ngừng động tác bú, quay mặt khỏi bình, hoặc bé đủ lớn bé sẽ đẩy bình ra xa. Mẹ có thể thử lại cho bé bú 1 lần nữa song không ép buộc bé phải bú hết bình

Vỗ ợ hơi cho bé

Vỗ ợ hơi được hiểu là tống khí thừa ra khỏi dạ dày của bé, giúp bé tránh chướng bụng và hạn chế nôn trớ vì Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí.

Cách vỗ ợ: hãy giữ bé vào lòng, cho bé dựa vào vai mẹ, nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Bạn cũng có thể đặt bé nằm sấp trên đùi mẹ, đỡ đầu trẻ đầu, trong khi bạn vỗ nhẹ vào lưng.

 

8. Làm sao để bé hết trớ?

Nếu trẻ trớ nhiều có thể vỗ ợ hơi  cho bé vài phút một lần trong bữa ăn. Không cho bé nằm hay chơi với bé 20-30 phút sau ăn. Bé sẽ đỡ trớ hơn khi bắt đầu biết ngồi.

9. Có nên đổi sữa công thức khi trẻ trớ nhiều?

Nếu bé trớ nhiều hay hay quấy khóc mẹ có thể đổ lỗi do sữa công thức. Thỉnh thoảng bé bị trào ngược, dị ứng, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nôn mửa, đi ngoài ra máu, quấy khóc, da khô. Nếu thấy hiện tượng trên cho bé đi khám, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có cần đổi sữa hay không. Không đổi sữa mà ko có tư vấn của bác sĩ

10. Có thể bảo quản sữa trong bao lâu?

Công thức còn lại trong chai trẻ bú dở cần được vứt đi ngay. Nếu bạn đã pha sữa công thức nhưng chưa trẻ ăn luôn, bảo quản trong tủ lạnh ngay sau khi pha, sữa có thể được lưu trữ trong vòng 24 giờ. Nếu sữa công thức đã để trong nhiệt độ phòng hơn 2 giờ, dù trẻ đã uống hay chưa uống cũng cần bỏ đi.

Sữa mẹ đã vắt có thể dùng tròn 5 giờ ở nhiệt độ phòng. Sữa mẹ trong tủ lạnh để sử dụng trong vòng 5 ngày. Hoặc để đông lạnh nhiệt độ -5 độ có thể bảo quản trong 5 tháng, hoặc 1 năm ở nhiệt độ -20.

]]>
https://dongylangtong.com/10-thac-mac-nhieu-nhat-khi-tre-uong-sua-cong-thuc-5560/feed/ 0
Làm Sao Để Biết Bé Bú Đủ Sữa Mẹ? https://dongylangtong.com/lam-sao-de-biet-be-bu-du-sua-5556/ https://dongylangtong.com/lam-sao-de-biet-be-bu-du-sua-5556/#respond Mon, 19 Jun 2017 04:29:51 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5556 Lần đầu tiên làm mẹ và cho con cho con bú, chắc hẳn bạn sẽ không ít lần thắc mắc và lo lắng liệu con đã no? Con có bú đủ? Lượng sữa bú vào có đủ cho con tăng cân không?…Vậy làm sao biêý bé bú đủ sữa mẹ, dưới đây là một số dấu cơ bản giúp các mẹ nhận biết được xem bé đã bú đủ no hay chưa.

Một ngày cho trẻ bú bao nhiêu lần?

Hãy để bé bú theo nhu cầu, không cần phải tạo lịch trình bú hay thói quen bú trong vài ngày đầu hay tuần đầu tiên của bé. Việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu kích thích tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé. Hãy để bé tiếp tục bú cho đến khi miệng bé rời vú mẹ một cách tư nhiên. Sau khi nghỉ một chút, bé có thể được chuyển sang vú kế bên.

Trong ngày đầu tiên, bé cần bú ít nhất 3 – 4 lần. Sau 1 – 2 ngày đầu tiên, bé sẽ đói hơn và liên tục đòi ăn, từ đó sau vài giờ lại cho bé bú 1 lần.

Sau vài ngày đầu, bé có thể muốn bú ít nhất 8 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Cuối tuần 1, có thể giảm xuống 6-8 lần/ngày.

Làm gì nếu bé sơ sinh giảm cân

Bé sơ sinh thường giảm từ 5 -10% cân nặng vài ngày sau sinh. Đây là hiện tượng giảm cân sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Mẹ cũng đừng lo là do bé không đủ sữa mà dẫn đến giảm cân.

Sau vài ngày, bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại. Nếu bạn thấy bé tăng cân từ ngày thứ 5 – ngày thứ 7, đó là dấu hiệu cơ thể bé đang phát triển. Ở ngày thứ 14 hầu hết các bé đạt trọng lượng cũ như sinh hoặc tăng hơn

Dấu hiệu bé nhận biết bé đã bú no

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau bé đã nhận được đủ sữa:

  • Bé bú từ 6-8 lần/ngày.
  • Mẹ cảm thấy nhẹ nhàng khi bú, không bị đau, khi sữa đã xuống.
  • Sau mỗi lần bé ăn, ngực mẹ mềm ra và không có cảm giác căng đầy.
  • Trong 48 h đầu tiên sau sinh thay được từ 2-3 bỉm và tốc độ thay bỉm thường xuyên hơn trong những ngày tiếp theo. Khi trẻ được 5 ngày tuổi, thay ít nhất 6 bỉm mỗi ngày. Nước tiểu của bé nhạt màu, không mùi.
  • Nếu bạn nghe thấy tiếng nuốt nhiều trong quá trình cho bé ti mẹ, điều đó chứng tỏ bé đã nhận được nhiều sữa mẹ. Bé chỉ mút không thỉ chưa ăn thua. Bé phải mút và nuốt thì mới chắc là sữa chảy vào bụng của bé.
  • Khi bú bé có thể dừng 1 chút, và tiếp tục ăn hoặc rời xa vú mẹ khi bé đã đủ.
  • Bé mãn nguyện khi vừa được bú xong. Bé bú no lộ vẻ hài lòng và không có dấu hiệu muốn bú nữa.
  • Phân của bé có màu vàng mù tạt khi bé được 5 ngày tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bé vẫn chưa no?

Nếu bé chưa được bú no, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Sau  14 ngày, bé không đạt được trong lượng như khi lọt lòng.
  • Ngực mẹ không cảm thấy mềm sau khi cho bé bú.
  • Bé ngọ nguậy, quấy khóc, không yên sau bú. Phần lớn các bé đều không thể yên tĩnh nếu còn đói.
  • Thay tã cho bé ít hơn 5-6 bỉm trong vòng 5 ngày đầu. hay ít hơn 6-8 bỉm/ngày nếu bé hơn 5 ngày tuổi.
  • Trước 5 ngày tuổi, bé đi tiêu ít hơn 2 lần/ngày và phân không có màu vàng. Sau 1 vài tuần mà cứ vài ngày bé mới đi 1 lần. Đây đều có thể là dấu hiệu trẻ chưa nhận được lượng sữa cần thiết
  • Sau tuần đầu tiên da bé vàng hơn.
  • Bé ngủ triền mien & phải đánh thức bé để cho ăn.
]]>
https://dongylangtong.com/lam-sao-de-biet-be-bu-du-sua-5556/feed/ 0
Trẻ Sơ Sinh Bú Bao Nhiêu Là Đủ? https://dongylangtong.com/tre-so-sinh-bu-bao-nhieu-la-du-5551/ https://dongylangtong.com/tre-so-sinh-bu-bao-nhieu-la-du-5551/#respond Mon, 19 Jun 2017 04:11:12 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5551 Mỗi bé lại có sự phát triển khác nhau, không thể nói chính xác trẻ mới sinh sẽ cần bao nhiêu sữa trong những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy rằng bé  sẽ bú khá ít nhưng ngày đầu nhưng sẽ tăng dần theo thời gian. Dưới đây là hướng dẫn lượng sữa mẹ cho trẻ sơ sinh bú.

Trẻ-sơ-sinh-bú-bao-nhiêu
Lượng sữa trung bình trẻ cần mỗi lần bú như sau:

Độ tuổi của bé Lượng tiêu thụ sữa mỗi lần bú
Ngày 1 (0 – 24 tiếng) 7ml (hơn 1 thìa cafe)
Ngày 2 (24 –  48 tiếng) 14ml (dưới 3 thìa cafe)
Ngày 3 (48 – 72 tiếng) 38ml
Ngày 4 (72 – 96 tiếng) 58ml
Ngày 7 (144 – 168 tiếng) 65ml

Trẻ mới sinh không cần một lượng lớn sữa mỗi lần bú như trẻ uống sa công thc. Tuy nhiên, cũng vì trẻ sơ sinh uống sữa công thức không thể kiểm soát lượng sữa như trẻ bú sữa mẹ khiến trẻ hay bị trớ khi uống quá lượng sữa dạ dày có thể chứa.

Không thể nói chính xác lượng sữa bé nhận được là bao nhiêu, đã đạt mức trung bình chưa. Những dấu hiệu sau sẽ cho thấy khi nào bé đã bú đủ:

Dấu hiệu trẻ no sữa

  • Ngực mẹ mềm khi cho con bú.
  • Có thểnghe thấy tiếng bé nuốtnhẹ nhàng.
  • Khi bú no, bé tự rời vú mẹ.
  • Bé ngoan, không quấy khóc sau bú.
  • Phân trẻ sơ sinh từ tối chuyển sang màu vàng, phân mềm.
  • Vài giờ phải thay tã bé 1 lần

Trẻ sơ sinh giảm cân sinh lý, mất một trọng lượng nhỏ sau khi được sinh ra, điều này hết sức bình thường mẹ không cần lo lắng. Bé có thể sẽ bắt đầu tăng cân trở lại giữa ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau sinh (một số bé sẽ lâu hơn một chút). Khi tới 14 ngày tuổi, hầu hết các bé sẽ lấy lại trọng lượng hoặc cao hơn trọng lượng khi lọt lòng.

Thời gian mỗi lần cho con bú

Bạn có thể mất đến 40 phút hoặc lâu hơn cho lần bú đầu tiên của bé. Khi sữa về, bé sẽ thường  bú từ 5 phút – 30 phút ở mỗi vú.  Song mẹ cũng không cần lo lắng nếu thời gian trẻ bú ít hơn thời gian trên. Một số trẻ sơ sinh có thể nhận được đủ lượng sữa chỉ trong vài phút, trong khi những bé khác mất nhiều thời gian hơn. Mỗi bên ngực của mẹ sẽ sản xuất lượng sữa khác nhau. Ví vậy điều này là hết sức bình thường nếu như bé bú ở ngực phải nhanh hơn ở ngực trái.

 

]]>
https://dongylangtong.com/tre-so-sinh-bu-bao-nhieu-la-du-5551/feed/ 0
Sự Phát Triển của Trẻ từ 1 – 12 Tháng Tuổi https://dongylangtong.com/su-phat-trien-cua-tre-tu-1-12-thang-tuoi-5549/ https://dongylangtong.com/su-phat-trien-cua-tre-tu-1-12-thang-tuoi-5549/#respond Mon, 19 Jun 2017 03:40:28 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5549

Sau khi được sinh ra, bé sẽ có những thay đổi, biến chuyển nho nhỏ hàng tuần. Càng lớn, bé sẽ càng tiếp tục làm bạn ngạc nhiên khi bé lanh lợi đến bất ngờ và bọc lộ những kỹ năng mới.

Khi nào thì trẻ thật sự bắt đầu biết cười? Khi nào thì chúng bắt đầu biết bò? Khi nào thì bé bắt đầu bước đi chập chững? Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ra sao?.

Dưới đây là những thay đổi này của bé theo từng tháng, và một số lời khuyên, hướng dẫn để bạn có thể nhận biết và giúp bé phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng,mỗi bé là mỗi cá thể riêng biệt. Chính vì vậy, mỗi bé  sẽ phát triển ở mức độ nhau. Những thông tin cung cấp ở đây chỉ mang tính tham khảo.

]]>
https://dongylangtong.com/su-phat-trien-cua-tre-tu-1-12-thang-tuoi-5549/feed/ 0
Trẻ 1 tuổi – Sự Phát Triển và Chăm Sóc Trẻ https://dongylangtong.com/tre-1-tuoi-su-phat-trien-va-cham-soc-tre-5542/ https://dongylangtong.com/tre-1-tuoi-su-phat-trien-va-cham-soc-tre-5542/#respond Fri, 16 Jun 2017 04:39:30 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5542

Vậy là sinh nhật đầu tiên của bé đã đến! Chỉ trong vòng 1 năm bé đã đạt được nhiều mốc tăng trưởng quan trọng trong sự phát triển của trẻ 1 tuổi.

Sự phát triển của trẻ 1 tuổi

Cân nặng của bé lúc này có thể gấp ba lần lúc trẻ mới sinh. Bộ não của bé giờ đạt khoảng 60% kích thước của người lớn. Sau khi một năm phát triển mạnh mẽ, cân nặng của bé sẽ bắt đầu chững lại.

Khả năng vận động của trẻ

Bé đã có thể đứng một mình

Giờ đây trẻ 1 tuổi đã có thể tự dịch chuyển bằng các kỹ năng vận động của từng trẻ. Trẻ 1 tuổi có thể đứng một mình, và thậm chí có thể đã thực hiện những bước đi đầu tiên, nhưng mẹ cũng không nên qua lo lắng nếu bé chưa biết đi. Mỗi trẻ đều có một mốc phát triển khác nhau.

Nếu trẻ 1 tuổi không thể làm được 1 hay nhiều trong các việc dưới đây mẹ có thể xin lời khuyên của bác sĩ:

  • Tự ngồi trong một khoảng thời gian dài
  • Bò quanh phòng
  • Phản ứng khi nghe thấy tên gọi của bé hay những từ quen thuộc
  • Nhận ra người và vật trong phòng
  • Có thể cầm nắm vật với ngón tay cái & ngón trỏ
  • Chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia
  • Nói ê a

Giấc ngủ trẻ 1 tuổi

Trẻ 1 tuổi ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn nữa vào ban đêm. Hầu hết trẻ em ở độ tuổi này vẫn cần một giấc ngủ trưa, trẻ sẽ không còn ngủ vào buổi sáng.

 Dinh dưỡng trẻ 1 tuổi

Cuối tháng này sẽ có một bước ngoặt của bé: đó là bé có thể bắt đầu uống sữa bò. Bé cần chất béo thêm cho sự tăng trưởng và phát triển não bộ khỏe mạnh. Không chuyển đổi sang sữa ít chất béo – hoặc bất kỳ loại thực phẩm ít chất béo khác, cho tới khi bé 2 tuổi.

Giờ bé cũng ăn đa dạng hơn, bé có thể ăn cùng với gia đình 1 số món. Luôn ở gần bé khi bé ăn, đề phỏng trẻ bị nghẹn. Bé cũng có thể ăn được các món có mật ong.

Sau năm đầu tiên, mẹ vẫn nên cho bé uống các sản phẩm từ sữa sẽ bổ sung canxi và những dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Các chuyên gia khuyên rằng trẻ biết đi nên uống từ nửa lít đến 1 lít sữa trong ngày. Nếu bé cũng đồng thời được bổ sung sữa qua thực phẩm như pho mát, sữa chua, các loại bánh có thành phần từ sữa, chỉ cần cho bé uống 1 – 2 ly sữa trong ngày là đủ.

Lượng muối trong thức ăn của trẻ từ 1 – 3 tuổi là 2g/ mỗi ngày. Nếu bé ăn chung 1 số món với gia đình hãy cắt giảm lượng muối. Hạn chế đồ ăn sẵn như xúc xích, có hàm lượng muối cao.

Giao tiếp của trẻ 1 tuổi

Từ vựng của bé đang được mở rộng nhanh chóng. Bạn sẽ nghe thấy một vài từ, như “Mama”, “Da da”, “không”,.. một cách thường xuyên hơn.Trẻ một tuổi học ngôn ngữ bằng cách bắt chước giọng nói của cha mẹ.

Sau một năm, bé sẽ tương tác nhiều hơn với mọi người xung quanh. Bé bắt đầu hiểu những gì mọi người đang nói, và bé cũng sẽ sử dụng kỹ năng ngôn ngữ để có được sự chú ý của những người xung quanh. Mẹ cần cương quyết và cứng rắn với các đồi hỏi chưa đúng, hành vi chưa tốt của bé, và khen thưởng khi bé học được điều gì mới, có hành vi tốt.

Bạn có thể nhìn thấy bé nhút nhát hay lo lắng khi gần người lạ. Vấn đề này sẽ qua sớm. Khi bạn phải đi ra ngoài, hãy đi nhanh đảm bảo em bé của bạn rằng bạn sẽ sớm trở lại.

Đôi giày đầu tiên của bé

Bé đang tập đi, và đã đến lúc nên mua giày cho bé. Hãy chọn 1 đôi vừa chân, thoải mái và phù hợp. Không nên mua quá chât vì chân vé cũng đang phát triển. Có thể bạn sẽ cần phải đi mua sắm giày một lần nữa trong hai hoặc ba tháng như bàn chân của bé tiếp tục phát triển.

]]>
https://dongylangtong.com/tre-1-tuoi-su-phat-trien-va-cham-soc-tre-5542/feed/ 0