Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Wed, 14 Jan 2015 03:30:30 +0000 vi hourly 1 Nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt https://dongylangtong.com/nguyen-nhan-chinh-gay-roi-loan-kinh-nguyet-4913/ https://dongylangtong.com/nguyen-nhan-chinh-gay-roi-loan-kinh-nguyet-4913/#respond Wed, 14 Jan 2015 03:30:30 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4913 Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi: dậy thì, sinh con, mãn kinh. Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt như: chu kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường, đau bụng kinh… 

rối loạn kinh nguyệt

 Dưới đây là các nguyên nhân chính gây kinh nguyệt không đều.

  1. Mất cân bằng nội tiết tố

Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn bao gồm từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Những điểm mốc này thường đi liền với sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, biểu hiện thành các dạng như kinh nguyệt không đều hoặc bị mất.

  1. Tăng hoặc giảm cân

Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hoóc môn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sự hành kinh. Hầu hết phụ nữ giảm cân đều bị kinh nguyệt thất thường, còn đôi khi phụ nữ tăng cân cũng bị tình trạng này.

  1. Rối loạn ăn uống

Một số rối loạn ăn uống như chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ cũng có thể làm cho kinh nguyệt không đều. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không bình thường làm biến động mức độ hoóc môn và cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến các chức năng quan trọng của cơ thể, ví dụ như tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

  1. Tập thể dục quá nhiều

Tập thể dục nhiều cũng làm thay đổi các hoạt động thông thường của cơ thể và gây kinh nguyệt không đều. Chẳng vậy mà hầu hết các vận động viên – những người tập thể dục rất nhiều – thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rối loạn kinh nguyệt.

  1. Rối loạn tuyến giáp

Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hoóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể chúng ta và vì thế ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

  1. Cho con bú

Cho con bú cũng ảnh hưởng đến lượng hoóc môn và làm rối loạn cân bằng bình thường của phụ nữ dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường những người cho con bú sẽ có vòng kinh muộn hơn do chất prolactin có trong sữa mẹ làm chậm chu kỳ kinh. Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 so với bình thường. Sau khi có kinh trở lại cũng phải cần một thời gian nó mới đi vào ổn định.

  1. Dậy thì

Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết bạn gái đều có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân vì mức độ nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định và hình thành quy luật. Nói chung, các bạn gái thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên bị kinh nguyệt không đều.

  1. Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở khoảng 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều. Nó có nhiều triệu chứng nhận thấy được bao gồm tăng cân, mụn trứng cá, thường xuyên chậm kinh, mất kinh và rậm lông.

  1. Trước khi mãn kinh

Đến giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ cũng trải qua kinh nguyệt không đều. Điều này là bình thường bởi kể từ khi mức độ hoóc môn nữ bắt đầu giảm thì chu kỳ kinh trước đó bị phá vỡ và dẫn đến kinh nguyệt không đều.

  1. Căng thẳng

Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress… sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hoóc môn cortisol. Loại hoóc môn này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Sự ảnh hưởng của các loại hoóc môn này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.

Lúc này những bài tập như tập thở và thiền định có thể giúp hạ thấp xuống mức độ căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị kinh nguyệt thất thường hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ và có liệu trình điều trị phù hợp.

 

]]>
https://dongylangtong.com/nguyen-nhan-chinh-gay-roi-loan-kinh-nguyet-4913/feed/ 0
Bài thuốc đông y chữa kinh nguyệt không đều – rối loạn kinh nguyệt https://dongylangtong.com/bai-thuoc-dong-y-chua-kinh-nguyetkhong-deu-roi-loan-kinh-nguyet-1709/ https://dongylangtong.com/bai-thuoc-dong-y-chua-kinh-nguyetkhong-deu-roi-loan-kinh-nguyet-1709/#respond Sat, 09 Mar 2013 14:09:22 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1709 Kinh nguyệt không đều là một chứng thuộc rối loạn kinh nguyệt chỉ tình trạng kinh nguyệt đến trước kỳ, sau kỳ, hoặc rối loạn chu kỳ, kể cả lượng kinh ra nhiều, ít hoặc bế kinh (tức không có kinh). Dưới đây là những bài thuôc cổ phương hiệu nghiệm chữa bệnh kinh nguyệt không đều.

hoang-ky

Cây Thuốc Hoàng Kỳ

Bổ thận dưỡng huyết thang

Thành phần: hoàng kỳ 30g, thục địa 30g, đương quy 30g, hà thủ ô 20g, nữ trinh tử 15g, hạn liên thảo 15g, đan sâm 15g, kê huyết đằng 30g, thỏ ty tử 10g. Người thận dương hư thêm ba kích 10g, dâm dương hoắc 10g, nhục thung dung 10g, phúc bồn tử 10g. Người béo phì, đàm nhiều, huyết trắng nhiều thêm thương truật 15g, bán hạ 10g, trần bì 10g, phục linh 15g, triết bối mẫu 10g, người can khí bất thư thêm sài hồ 10g, uất kim 10g, hương phụ 10g. Người có huyết ứ (máu bầm) thêm đào nhân 10g, hồng hoa 10g. Người khí huyết hư suy ngoài việc dùng thang thuốc này, còn kèm thêm bài Bát trân thang gồm: đảng sâm 15g, bạch linh 10g, bạch truật 10g, cam thảo 4g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 10g, xuyên khung 8g. 

Công hiệu: bổ thận điền tinh, dưỡng huyết hành huyết.

Chữa trị: bế kinh (thể hư chứng).

Cách dùng: ngày 1 thang, sắc 2 lần, hòa 2 nước, chia uống sáng và tối.

Bài thuốc làm nguồn huyết sung túc, làm dày nội mạc tử cung, theo đó kinh huyết sẽ có đúng lúc, tức kinh huyết tự đều.

Kim long đơn

Thành phần: hồng sâm 100g, đương quy 125g, hoàng kỳ 250g, đảng sâm 125g, đan sâm 250g, ích mẫu 250g, hương phụ 250g, diên hồ sách 100g, địa du 250g.

Công hiệu: bổ khí dưỡng huyết, hành khí hoạt huyết.

Chữa trị: kinh nguyệt không điều (thể khí hư huyết trệ).

Cách dùng: đương quy, đảng sâm, diên hồ sách cùng rửa sạch sấy khô, tán bột mịn sử dụng sau. Các vị thuốc còn lại thêm lượng nước gấp 8 lần để sắc 3 lần, mỗi lần 1 giờ, gạn lọc, lấy ba nước hòa lại, rồi cô thành dạng cao với nhiệt độ thấp, trộn vào bột thuốc nêu trên, sấy khô với 80oC, chế thành 1.000 viên, tiệt trùng bao gói thì hoàn tất. Người kinh nguyệt không đều, mỗi lần uống 6 viên, ngày 3 lần, 1,5 tháng là 1 liệu trình. Người đau bụng kinh mỗi lần uống 12 viên, ngày 3 lần, 1 tháng là 1 liệu trình, uống với nước ấm. 

Khu ứ bổ thận thang

Thành phần: tam lăng 10g, bạch truật 10g, xích thược 15g, bạch chỉ 10g, xuyên sơn giáp 15g, hải tảo 15g, cỏ móng mèo 15g, ngũ linh chi 9g, diên hồ sách 10g, ô dược 10g, thỏ ty tử 15g, ba kích 12g. Đau lưng nhiều thêm tục đoạn 15g, đỗ trọng 10g; lưng lạnh căng cơ lưng thêm nhục quế 10g, bổ cốt chí 20g.

Công hiệu: ích khí bổ thận, hoạt huyết hóa ứ.

Chữa trị: kinh nguyệt không đều (chứng lạc nội mạc tử cung).

Cách dùng: sắc 3 lần, 2 nước đầu để uống, nước 3 lấy bã thuốc dùng đắp vùng bụng dưới, ngày 1 thang, 3 tháng là 1 liệu trình, không dùng khi có kinh.

Sơ can thông kinh thang

Thành phần: sài hồ 10g, sinh địa 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, hương phụ 10g, uy linh tiên 10g, đan sâm 12g, uất kim 12g, xuyên khung 5g, độc hoạt 5g, cam thảo 3g. Người tiểu đêm nhiều, đau lưng thêm câu kỷ tử 10g, sơn thù 10g, nữ trinh tử 10g, mực hạn liên 10g; khi có đau bụng thêm diên hồ sách 10g; kinh nguyệt sau kỳ, hành kinh không thông thêm ngưu tất 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 8g, ích mẫu 10g; người can uất tỳ hư thêm hoài sơn 12g, phục linh 10g, bạch truật 10g.

Công hiệu: sơ can giải uất, lý khí chỉ thống (giảm đau), khu ứ thông kinh.

Chữa trị: kinh nguyệt không đều (thể can khí uất trệ).

Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang, mỗi tháng chu kỳ kinh nguyệt dùng thuốc 3 – 6 ngày, dùng liền trong 3 tháng.

Tiêu dao tán gia giảm

Thành phần: sài hồ 10g, bạch thược 15g, phục linh 12g, bạch truật 10g, bạc hà 6g, đương quy 12g, cam thảo 3g. Gia giảm:

– Kinh nguyệt trước kỳ, lượng kinh hoặc nhiều hoặc ít, sắc sạm có máu cục, bứt rứt dễ cau có, căng đau ngực sườn và bụng hay miệng đắng họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền sác thêm mẫu đơn bì 10g, chi tử 10g, hoàng cầm 10g…; lượng kinh thật nhiều thêm sinh địa 12g, kinh giới tuệ 10g, tam thất 10g…

– Kinh nguyệt sau kỳ, lượng kinh ít màu lợt hoặc có cục máu nhỏ, đau nhiều bụng dưới, lưỡi rêu bình thường, mạch huyền thêm hương phụ 10g, đan sâm 10g, tam thất 6g…

– Kinh nguyệt trước sau không định kỳ, căng đau ngực sườn, có máu cục thêm đan sâm 10g, ích mẫu 15g, bồ hoàng 10g…

– Kinh nguyệt quá nhiều, sắc thâm đen có máu cục ngực và bầu vú căng đau, lưỡi có đốm hoặc chất lưỡi tím sạm, mạch huyền sáp thêm bồ hoàng (thán) 12g, ngũ linh chi 12g, trạch lan 10g, chỉ xác 10g, hương phụ 10g…

– Kinh nguyệt quá ít, sắc tím đen có máu cục, lưỡi thâm hay có đốm, mạch tế hoặc huyền sáp thêm đào nhân 10g, hồng hoa 6g, xuyên khung 10g, ích mẫu 15g…

– Kinh nguyệt kéo dài thêm tây thảo (thán) 10g, ích mẫu 15g, ô tặc cốt 10g, kinh giới (thán) 10g… 

Công hiệu: thư can lý tỳ.

Chữa trị: kinh nguyệt không đều (thể can uất khí trệ).

Cách dùng: sắc uống, ngày 1 thang, 20 thang là 1 liệu trình, dùng thuốc trước, sau 1 tuần hoặc trong chu kỳ hành kinh, trong thời gian dùng thuốc kiêng ăn đồ sống, lạnh, lượng kinh nhiều thay vị thuốc bạch thược bằng xích thược.

Tứ nghịch tán hợp Sâm linh bạch truật tán

Thành phần: thái tử sâm 30g, phục linh 15g, bạch truật (sao) 30g, hạt sen (sao) 30g, ý dĩ 30g, sa nhân 15g, bạch biển đậu (sao) 15g, hương phụ (rượu, giấm, gừng sao) 5g, bạch thược 30g, hoài sơn 30g, sài hồ (giấm sao) 15g, chỉ thực 15g. Tất cả tán thành bột mịn, với 0,5kg mật ong nấu sôi, đổ bột dược liệu, làm thành dạng cao.

Công hiệu: điều can bổ tỳ.

Chữa trị: kinh nguyệt không đều (thể can tỳ bất hòa).

Cách dùng: mỗi lần dùng 10g, sáng và chiều 1 lần, uống với nước đun để nguội. Sau khi dùng thuốc ăn thêm 3 quả nhãn. Trong thời gian có kinh, mỗi ngày dùng thêm 1 lần.

Đơn chi tiêu dao tán

Thành phần: sài hồ 10g, mẫu đơn bì 10g, chi tử 10g, cam thảo (chích) 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, phục linh 12g, bạch truật (sao) 12g. Người có kinh quá nhiều thêm sinh địa 12g; khi chu kỳ kéo dài thêm thục địa 12g.

Công hiệu: dưỡng huyết thanh nhiệt, sơ can kiện tỳ.

Chữa trị: kinh nguyệt không đều (do tác dụng phụ bởi vòng tránh thai).

LY.DS. BÀNG CẨM

]]>
https://dongylangtong.com/bai-thuoc-dong-y-chua-kinh-nguyetkhong-deu-roi-loan-kinh-nguyet-1709/feed/ 0
5 Dấu hiệu nhận biết Rối loạn kinh nguyệt https://dongylangtong.com/5-dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-kinh-nguyet-1615/ https://dongylangtong.com/5-dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-kinh-nguyet-1615/#respond Fri, 08 Mar 2013 16:11:57 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1615 Rối loạn kinh nguyệt hay kinh nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh sản. Đây là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây vô sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vậy nhận biết triệu chứng bệnh Rối loạn kinh nguyệt cũng như nguyên nhân các hiện tương đó giúp phụ nữ kịp thời chữa trị, hạn chế các biến chứng về sau.

1. Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng không thấy kinh nguyệt trong một thời gian nhất định, khoảng thời gian đó có thể là 18 tuổi nếu chưa thấy kinh lần nào hoặc là ba tháng, sáu tháng nếu đã có kinh mà tự nhiên kinh nguyệt không xuất hiện nữa. Vô kinh có hai loại, nguyên phát và thứ phát.

  • Vô kinh nguyên phát: Khi một cô gái đến 16 tuổi vẫn chưa có kinh, nguyên nhân có thể do hệ thống nội tiết tố trong cơ thể hoạt động không tốt. 
  • Vô kinh thứ phát: Nếu bỗng dưng bạn mất kinh từ ba tháng trở lên và không mang thai, đây gọi là vô kinh thứ phát. Thường do nguyên nhân stress, tập thể dục quá sức, hụt cân đột ngột

2. Rong kinh
Một kỳ nguyệt san thông thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khi máu kinh ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày, người ta gọi tình trạng này là rong kinh.

Ra máu kinh nhiều có thể mắc một trong các chứng bệnh như: tuyến giáp hoạt động không tốt, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, bệnh gan hoặc thận, bệnh bạch cầu, biến chứng từ việc sử dụng vòng tránh thai, u xơ tử cung, mang thai ngoài tử cung, mang thai ngoài tử cung, tế bào nội mạc tử cung đang ở giai đoạn tiền ung thư.

3.  Đau bụng kinh
Hầu hết phụ nữ đều đau bụng trước hoặc trong kỳ kinh một lần trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu cơn đau đặc biệt dữ dội và dai dẳng, bạn có thể đang mắc chứng thống kinh đấy. 

tra-gungKhi bị đau bụng kinh có thể uống trà gừng để giảm đau

Thông thường, đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt tử cung. Đau bụng dữ dội trong kỳ kinh nguyệt cũng làm ruột tăng co thắt, giảm huyết áp và giãn mạch máu. Từ đó gây ra các chứng tiêu chảy, choáng váng, da tái, đổ mồ hôi…
Để giảm đau, bạn có thể uống thuốc đau bụng kinh và hạn chế uống nước đá trong những ngày này. Nước đá sẽ làm tình trạng đau bụng thêm tồi tệ. Ngoài ra, bạn nên tắm nước ấm, uống trà gừng hay tập yoga để giảm đau.

4. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt  là những thay đổi về sinh lý và cảm xúc xuất hiện khoảng 5 đến 7 ngày trước khi có kinh. Triệu chứng như sau: đầy hơi, sưng ngực, mệt mỏi, táo bón, tay chân vụng về, dễ nổi giận, lo lắng, tâm trạng thất thường, mất tập trung… 
Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể nữ giới trước  kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, một số tác nhân như thiếu vitamin, ăn quá mặn hay uống rượu bia, cà phê cũng khiến chứng  bệnh này trầm trọng hơn.

5. Các triệu chứng khác của rối loạn kinh nguyệt

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Quan hệ thường xuyên nhưng không mang thai
  • Sốt cao
  • Đau dưới lưng
  • Buồn nôn
  • Cử động bụng gây đau nhức
  • Đau rát khi quan hệ
  • Đau vùng xương chậu
  • Âm đạo tiết chất nhầy bất thường.

 

]]>
https://dongylangtong.com/5-dau-hieu-nhan-biet-roi-loan-kinh-nguyet-1615/feed/ 0