Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Tue, 12 Mar 2013 08:42:07 +0000 vi hourly 1 Bài thuốc Đông y hay chữa bệnh Đái dầm https://dongylangtong.com/chua-benh-dai-dam-theo-dong-y-1883/ https://dongylangtong.com/chua-benh-dai-dam-theo-dong-y-1883/#respond Tue, 12 Mar 2013 08:36:04 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1883 Đái dầm đông y gọi là Dạ niệu hay Niệu sàng, xảy ra trong trạng thái đêm ngủ đái không tự chủ được thường gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn nên có tên gọi Tiểu nhi di niệu.

Đa số nguyên nhân bị đái dầm là do tiên thiên bất túc. Cũng có thể do Hạ tiêu hư hàn mất chức năng bế tàng hoặc tỳ phế khí hư không ức chế được thủy dịch gây nên; Thấp nhiệt uất kết ở bàng quang khiến làm mất chức năng khí hóa cũng sinh bệnh. Trong các y thư cổ như “Chư bệnh nguyên hậu luận” chép rằng: Ngủ mà đái dầm… do âm khí thịnh, dương khí hư, bàng quang và thận khí đều bị lạnh nên không ôn chế được thủy gây ra tiểu nhiều, tiểu không cầm.

Thường hay gặp hai loại là: Hạ tiêu hư hàn và tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước.

Hạ tiêu hư hàn: biểu hiện đái dầm lúc đang ngủ say, sắc mặt trắng nhạt, nước tiểu trong và nhiều, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch trầm trì; do vậy hướng trị liệu là phải Ôn bổ thận dương, súc niệu, cố sáp. Trong sách “Loại chứng Trị tài” viết nên dùng phương “Tang phiêu tiêu hoàn”; nếu tiểu mà không biết cần phải làm cho tâm thận giao nhau lại phải dùng “Khấu Thị tang phiêu tiêu tán”.

 

 Tôm nấu hẹ.

– Phương “Tang phiêu tiêu hoàn” gồm long cốt 20g, ngũ vị tử 20g, phụ tử (nướng bỏ vỏ và cuống) 20g, tang phiêu tiêu 7 cái, tất cả tán bột mịn, trộn với giấm làm viên to bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên uống vào lúc đói, chiêu với rượu ấm hoặc nước muối loãng.

 Trong phương có tang phiêu tiêu, ngũ vị tử đều bổ thận, sáp tinh. Phụ tử ôn thận tráng dương. Long cốt sáp tinh, chỉ di.

– Phương “Tang phiêu tiêu tán”: đương quy 40g, long cốt 40g, nhân sâm 40g, phục linh 40g, quy bản (nướng giấm) 40g, tang phiêu tiêu (nướng muối) 40g, thạch xương bồ (sao muối) 40g, viễn chí (bỏ lõi) 40g. Tất cả tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 8g chiêu với nước sắc nhân sâm. Ngày uống 2 lần.

Trong phương có tang phiêu tiêu bổ thận sáp tinh. Long cốt sáp tinh an thần, cả 2 vị này làm quân. Nhân sâm, phục thần, xương bồ, viễn chí ích khí dưỡng tâm, an thần, định chí làm thần. Đương quy, quy bản dưỡng huyết, tư âm làm tá.

Tỳ phế hư tổn, bàng quang thất ước: biểu hiện đái dầm, bụng dưới đầy, mệt mỏi chỉ thích nằm, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch nhu tế. Do vậy hướng trị liệu là bổ khí, kiện tỳ, cố phao nên dùng phương “Bổ trung ích khí thang” gia giảm. Phương gồm: hoàng kỳ 24g, nhân sâm (hay đảng sâm) 16g, bạch truật 12g, đương quy 24g, cam thảo 4g, trần bì 4g, sài hồ 8g, thăng ma 12g, tang phiêu tiêu 8g, sơn thù du 12g, câu kỷ tử 12g, khiếm thực 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cần uống liền 10 – 15 thang.

Một số phương thuốc trị đái dầm

Trị đái dầm có sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng: Dùng hẹ tươi 100g, rửa sạch cắt khúc. Tôm tươi 200g, làm sạch chân râu, xào với dầu ăn khi gần chín cho hẹ vào, ăn thường xuyên trong nhiều ngày.

Trị đái dầm biểu hiện sợ lạnh, ít hoạt động, tiểu trong, nhiều: Dùng ruột gà 2 bộ làm sạch, cắt khúc. Ba kích thiên 12g dùng vải màn bọc lại cho vào ninh lấy nước đủ nấu canh. Tra mắm muối cho ruột gà vào nấu chín uống nước canh.

 

 Thạch xương bồ – vị thuốc chữa đái dầm.

Trị đái dầm do sức khỏe yếu, tứ chi không ấm, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng: Dùng nhục thung dung 10g, cho vào bát thêm chút nước đun cách thủy. Thịt dê 50g băm nhỏ, cùng 50g gạo, nước thuốc, đổ thêm nước vừa đủ nấu thành cháo ăn.

 

Trị đái dầm tiểu trong nhiều: Bàng quang lợn 100g, thái miếng. Bạch quả 5g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài. Phúc bồn tử 10g dùng vải màn bọc lại, cho nước vừa đủ nấu cùng tất cả thành canh đặc, nhặt bỏ thuốc cho chút đường trắng vào ăn hết.

Trị đái dầm ở trẻ: Con niềng niễng tươi 5 con, bỏ cánh, đầu, móng, cho cùng muối ăn rang thơm, cho trẻ ăn mỗi lần 5 con. Ngày 2 lần.

Hay tang phiêu tiêu 10 cái, sấy khô nghiền thành bột cho chút đường cát trộn đều, cho trẻ uống ngày 1 thang.

Hoặc tang phiêu tiêu 10 cái, cho cùng bàng quang lợn nấu cùng ăn hết trong ngày.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện hiếu động, trằn trọc khi ngủ, tiểu ít, nhiều lần: Dùng bá tử nhân phơi khô nghiền bột hòa vào nước cơm uống. Mỗi lần 0,5g, ngày uống 2 lần.

Trị trẻ bị đái dầm: Ích trí nhân 10g, cho chút giấm nghiền thành bột mịn trộn lẫn bột mì làm thành bánh mỏng sấy chín cho ăn điểm tâm.

Hay dùng bạch quả 10 quả, rang chín, bóc vỏ ngoài, đậu phụ 2 bìa ngâm mềm thái miếng nhỏ, gạo tẻ 50g, cho nước vừa đủ nấu nhừ thành cháo đặc thêm chút đường cho trẻ ăn hết.

Trị trẻ đái dầm biểu hiện lưỡi đỏ, rêu ít, tiểu tiện ít, vàng: Dùng câu kỷ tử 15g, ngâm mềm, rửa sạch, thận lợn 1 quả, thái mỏng cho dầu ăn xào chín cho ăn.

Trị trẻ đái dầm có cơ thể yếu, mệt mỏi mất sức: Dùng chim sẻ sống 2 con, làm sạch bỏ ngũ tạng, thỏ ty tử 15g, phúc bồn tử 10g, câu kỷ tử 15g, các thuốc dùng vải màn bọc lại cho vào bụng chim đem hấp cách thủy cho nhừ, bỏ bọc thuốc ra nêm chút muối hoặc đường cho trẻ ăn.

Có thể kết hợp châm cứu các huyệt chính như trung cực, quan nguyên, thận du, bàng quang du, tam âm giao. Các huyệt phụ là khí hải, thứ liêu, túc tam lý, đại đô, thần môn, chiếu hải. Vừa châm vừa cứu và kích thích nhẹ, lưu châm từ 15 – 20 phút (chú ý trẻ nhỏ không lưu kim chỉ sử dụng lưu kim đối với người lớn).

BS. Hoàng Xuân Đại

Sức khoẻ & Đời Sống

]]>
https://dongylangtong.com/chua-benh-dai-dam-theo-dong-y-1883/feed/ 0
Những điều Nên và Không nên khi chăm sóc trẻ mắc bệnh đái dầm https://dongylangtong.com/nhung-dieu-nen-va-khong-nen-khi-cham-soc-tre-mac-benh-dai-dam-1796/ https://dongylangtong.com/nhung-dieu-nen-va-khong-nen-khi-cham-soc-tre-mac-benh-dai-dam-1796/#respond Sun, 10 Mar 2013 06:51:41 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1796 Bé đái dầm là một triệu chứng bình thường ở trẻ, nhưng nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn còn những triệu chứng đái dầm, bố mẹ nên đưa bé đến nhà thuốc để có những điều trị kịp thời. Về  mặt tâm lý trẻ mắc bệnh đái dầm rất dễ la sợ, tự ti , chính vì thế việc chăm sóc bé hợp lý sẽ giúp quá trình trị bệnh , tránh căng thẳng trầm cảm khi bé mắc bệnh đái dầm

benh-dai-dam
1. Nói với bé Đái dầm là một triệu chứng bình thường
Khi bé trên 5 tuổi còn đái dầm, bé sẽ cảm thấy rất xấu hổ. Hãy nói với bé rằng Đai dầm xảy ra với hàng triệu trẻ em khác thậm chí cả người lớn. Nói theo khía cạnh tích cực để bé không còn cảm thấy tự ti và giải thích cho bé bệnh đái dầm sẽ hết khi bé qua tuổi.

2. Không nên cáu giận khi bé tè dầm
Cho dù bạn cảm thấy cáu giận như thế nào khi phải thức dậy lúc nửa đêm khi bé đái dầm, nhưng hãy giữ bình tĩnh và suy nghĩ tích cực. Hành động của bé là vô thức và bé đã rất xấu hổ vì hành động này. Trên thực tế việc trừng phạt con khi tè dầm có thể làm cho tình trạng của bé trở nê tồi tệ hơn. Việc Bố mẹ cần làm là khích lệ bé cho bé có thêm tự tin. Có thể đưa ra 1 phần quà cho bé nếu như bé thức dậy khô ráo vào sang hôm sau

3. Giải thích cho trẻ hiểu ban đêm buồn đi tiểu cần phải tự giác thức dậy đi tiểu.
Hãy để bô trong phòng bé để bé dễ dàng đi tiểu vào buổi đêm
Hoặc bố trí phòng tắm gần phòng ngủ của bé. Nếu bé sợ bóng tối, bật đèn ngủ cho bé
Để giúp bé có thói quan đi tiểu, bạn có thể đánh thức bé trong vài lần đầu tiên.

4. Giúp bé hiểu viêc bé có trách nhiệm về việc làm ướt giường
 Bạn không khiển trách bé về việc đái đầm không đồng nghĩa bạn không đề cập vấn đề này với bé. Nếu bé đủ tuổi nhận thức, giải thích với bé đây là một phần trách nhiệm của bé, song tránh việc đổ lỗi hoặc ngụ ý rằng bé cố ý làm việc này.

5. Cho trẻ uống nhiều nước vào ban ngày, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ 2 giờ, đi tiểu trước khi đi ngủ. 

Những điều không nên làm đối với trẻ đái dầm

– Không phạt, không kết tội, không làm trò cười mỗi khi trẻ đái dầm.
– Tránh dùng thuật ngữ rườm rà phức tạp làm cho trẻ lo lắng, tình trạng đái dầm càng trầm trọng hơn.
– Không bắt trẻ mang tã khi đi ngủ.
– Bố mẹ không đánh thức trẻ dậy đi tiểu trong khi trẻ đang ngủ
 

]]>
https://dongylangtong.com/nhung-dieu-nen-va-khong-nen-khi-cham-soc-tre-mac-benh-dai-dam-1796/feed/ 0