Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Wed, 03 Dec 2014 10:58:51 +0000 vi hourly 1 8 Nguyên tắc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em https://dongylangtong.com/8-nguyen-tac-phong-chong-suy-dinh-duong-o-tre-em-4707/ https://dongylangtong.com/8-nguyen-tac-phong-chong-suy-dinh-duong-o-tre-em-4707/#respond Wed, 03 Dec 2014 10:58:51 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4707 Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng có thể xảy ra do giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai. Suy dinh dưỡng gồm 2 thể: thấp còi và thể phù. Phòng bệnh suy dinh dưỡng cần xuất phát từ việc chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách, cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng cho trẻ. Dưới đây là 8 nguyên tắc áp dụng phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em:

chong-suy-dinh-duong-o-tre

  1. Chǎm sóc sức khỏe của bà mẹ ngay khi mang thai: có chế độ ǎn uống đảm bảo nhu cầu protein, năng lượng, vitamin và khoáng chất để phòng chống thiếu năng lượng, thiếu máu, thiếu canxi… Thức ăn đa dạng và có đủ 4 nhóm thực phẩm. Mẹ mang thai cần tăng từ 10-12 cân. Cần khám thai định kỳ, tiêm phòng đầy đủ, theo dõi cân nặng để bổ sung dinh dưỡng kịp thời.
  2. Cho trẻ bú sữa mẹ trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 – 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. Sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất với bé sơ sinh.
  3. Cho trẻ ǎn dặm từ tháng thứ 5 . Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng) và chia làm nhiều bữa. Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm.
  4. Khi trẻ bị bệnh, không nên kiêng khem quá mức tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn nhiều bữa trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa, đủ dưỡng chất.
  5. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
  6. Thực hiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện.
  7. Theo dõi cân nặng của trẻ đều đặn hàng tháng, đánh dấu lên biểu đồ phát triển. Trẻ tăng cân là dấu hiệu bình thường, cân nặng đứng yên là dấu hiệu đe doạ, cân nặng giảm là dấu hiệu nguy hiểm. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ phát triển còn giúp ta có biện pháp can thiệp kịp thời.
  8. Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất. Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường. Để phòng trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân nên cho trẻ ăn uống đầy đủ theo nhu cầu, tăng cường các hoạt động thể lực cho các trẻ như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi…để trẻ tiêu bớt năng lượng.
]]>
https://dongylangtong.com/8-nguyen-tac-phong-chong-suy-dinh-duong-o-tre-em-4707/feed/ 0
Hậu quả nghiêm trọng của Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em https://dongylangtong.com/hau-qua-nghiem-trong-cua-benh-suy-dinh-duong-o-tre-em-4659/ https://dongylangtong.com/hau-qua-nghiem-trong-cua-benh-suy-dinh-duong-o-tre-em-4659/#respond Fri, 28 Nov 2014 04:30:36 +0000 https://dongylangtong.com/?p=4659 Suy dinh dưỡng là bệnh phát triển khi cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng có thể do trẻ chưa nhận đủ lượng thức ăn cần thiết hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Suy dinh dưỡng để lại các hậu quả nghiệm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Dưới đây là một số hệ quả do suy dinh dưỡng gây ra.

suy dinh duong

Trẻ suy dinh dưỡng thiếu vitamin, khóang chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu

Còi cọc

Còi cọc là một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của suy dinh dưỡng ở trẻ em. Suy dinh dưỡng cản trở khả năng phát triển bình thường của một đứa trẻ bao gồm chiều cao và cân nặng. Nếu không chữa trị kịp thời trẻ có thể không bao giờ đạt được chiều cao và cân nặng bình thường. Suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng có thể cản trở bất lợi đến phát triển não bộ và năng lực trí tuệ.

Suy dinh dưỡng thể còm Marasmus

Suy dinh dưỡng thể còm Marasmus là thể thiếu dinh dường nặng hay gặp nhất. Đó là hậu quả của chế độ ǎn thiếu Protein và calo do cai sữa sớm hoặc ǎn bổ sung không hợp lý. Bệnh gây ra tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng ở trẻ với các biểu hiện: sút cân nhanh, gầy mòn, da mỏng đôi khi sậm hơn bình thường, rụng tóc,…. Tình trạng vệ sinh kém gây ỉa chầy, đứa trẻ ǎn càng kém và vòng luẩn quẩn bệnh lý bắt đầu.

Kwashiorkor

Kwashiorkor là bệnh thiếu dinh dưỡng có nguyên nhân từ sự thiếu hụt protein và năng lượng trong cơ thể. Đặc điểm nổi bật của bệnh là tình trạng biếng ăn, gan sưng to, đầy bụng, da dễ bị kích ứng, phát ban và lở loét. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ em. Khẩu phần ăn uống lành mạnh và căn bằng với những thực phầm giàu protein và carbohydrate như trứng, gạo, các loại đậu, đậu nành… sẽ giúp đánh bại căn bệnh này.

Thiếu hụt Vitamin và khoáng chất

Suy dinh dưỡng không chỉ do cơ thể thiếu protein, carbohydrate và chất béo, mà còn liên quan đến việc thiếu hụt các vi chất như vitamin và khoáng chất. Vitamin và khoáng chất tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ nhưng lại đóng vai trò rất lớn đối với các hoạt động của cơ thể. Thiếu hụt Vitamin và khoáng chất có thể để lại các hậu quả nghiêm trọng, tùy thuộc vào từng loại vi chất. Ví dụ thiếu hụt các khoáng sắt có thể dẫn đến thiếu máu, hoặc một số tế bào hồng cầu thấp. Sự thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến bệnh còi cọc, gây ra sự thờ ơ và sự đổi màu của da.

Xem thêm: Điều trị Suy Dinh Dưỡng trẻ em tại nhà thuốc Đông y Lang Tòng

]]>
https://dongylangtong.com/hau-qua-nghiem-trong-cua-benh-suy-dinh-duong-o-tre-em-4659/feed/ 0
Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em như thế nào là đúng cách https://dongylangtong.com/phong-chong-suy-dinh-duong-tre-em-nhu-the-nao-la-dung-cach-3097/ https://dongylangtong.com/phong-chong-suy-dinh-duong-tre-em-nhu-the-nao-la-dung-cach-3097/#respond Tue, 26 Mar 2013 09:41:33 +0000 https://dongylangtong.com/?p=3097 Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Trước hết tìm hiểu suy dinh dưỡng, đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ do sự thiều hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm, chất béo làm ảnh hưởng đến sự triển thể chất, vận động, tâm thần và trí thông minh ở trẻ.

Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

  • Sai lầm trong nuôi dưỡng

Không cho bú mẹ đầy đủ, cai sữa sớm, nuôi dưỡng trẻ không đúng phương pháp khi thiếu hoặc không có sữa mẹ, cho ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi)

  • Mắc các bệnh lý

+ Bệnh nhiễm trùng:nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, ly, tiêu chảy kéo dài

+ Bệnh làm tăng nhu cầu chuyển hóa: cường giáp, phẫu thuật, chấn thương

+ Bệnh làm mất chất dinh dưỡng: qua đường ruột

+ Các bệnh lý mãn tính: Suy thận, suy tim, đái tháo đường..v.v..

Một số yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng: Sinh non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật bẩm sinh (hệ tiêu hóa, tim mạch v.v ), nuôi dưỡng kém, không được tiêm chủng theo lịch.

7 nguyên tắc phòng chống suy dinh dưỡng

1. Chǎm sóc ǎn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.

2. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.

 3. Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa.

4. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.

 5. Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.

 6. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh.

7. Cần có sự theo dõi liên tục đều đặn hàng tháng, đánh dấu lên biểu đồ phát triển. Trẻ tăng cân là dấu hiệu bình thường, cân nặng đứng yên là dấu hiệu đe doạ, cân nặng giảm là dấu hiệu nguy hiểm. Theo dõi cân nặng bằng biểu đồ phát triển còn giúp ta có biện pháp can thiệp kịp thời.

]]>
https://dongylangtong.com/phong-chong-suy-dinh-duong-tre-em-nhu-the-nao-la-dung-cach-3097/feed/ 0
Suy dinh dưỡng ở trẻ em và các thể bệnh thường gặp https://dongylangtong.com/suy-dinh-duong-o-tre-em-va-cac-the-benhthuong-gap-2006/ https://dongylangtong.com/suy-dinh-duong-o-tre-em-va-cac-the-benhthuong-gap-2006/#respond Thu, 14 Mar 2013 10:14:21 +0000 https://dongylangtong.com/?p=2006 Suy dinh dưỡng thường được mặc định là bệnh của các bé châm tăng cân, chiều cao, kém linh hoạt, ốm yếu. Song vẫn có những bé vẫn hoạt động vui chơi bình thường song lại đang mắc bệnh còi xương. Vậy đâu là các tiêu chuẩn để nhận biết các dạng bệnh còi xương ở trẻ

  • Suy dinh dưỡng thường gặp (thể nhẹ cân): Trẻ chậm phát triển, răng không mọc đủ, cân nặng không tăng trong thời gian dài, xanh xao gầy yếu
  • Suy dinh dưỡng thấp còi
  • Suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì ( thể bụ)
suy dinh dưỡng thể bụ

Trẻ bụ bẫm vẫn có nguy cơ mắc bệnh Suy Dinh Dưỡng

So với các nước châu Á, Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong số nước có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Gần 20% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, hơn 32 % trẻ thấp chiều cao theo tuổi và có khoảng gần 4% trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì. Tuy nhiên, không quá khó khăn để nhận ra con mình bị suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia, suy dinh dưỡng làm cho thể lực và trí tuệ của trẻ kém phát triển, sức đề kháng của trẻ kém, có nhiều nguy cơ mặc bệnh nhiễm khuẩn. Đồng thời khi trẻ mặc bệnh, trẻ sẽ bị nặng hơn, lâu hồi phục và nguy cơ tử vong cao hơn nhiều trẻ khác. Suy dinh dưỡng để lại hậu quả rất lớn về xã hội và kinh tế nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được. Cách đơn giản để phát hiện suy dinh dưỡng ở trẻ là thường xuyên quan tâm đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.

Khi trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng cần đưa trẻ đi khám để có được kết luận chính xác bên cạnh việc phục hồi dinh dưỡng tại gia đình

Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng ở gia đình

1. Các bà mẹ cần biết cách lựa chọn thực phẩm, số lượng thực phẩm cần thiết cho trẻ trong ngày, cách nấu thức ăn cho trẻ và khuyến khích trẻ ăn đủ cho nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.

2. Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu trẻ không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách :

  • Cho ăn nhiều món trong cùng một bữa để trẻ ăn đến no căng dạ dày
  • Tăng số lần ăn trong ngày nếu trẻ không thể ăn nhiều trong một lần.
  • Cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột mộng để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn
  • Tăng thức ăn giàu năng lượng : thêm dầu mỡ vào thức ăn của trẻ, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng
  • Cho ăn tăng cường sau bệnh : Tăng bữa, tăng thức ăn, cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ  lựa họn
  • Cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng

3. Tái khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ và mức độ phục hồi dinh dưỡng của trẻ

]]>
https://dongylangtong.com/suy-dinh-duong-o-tre-em-va-cac-the-benhthuong-gap-2006/feed/ 0
Suy dinh dưỡng bào thai – Phòng chống từ trong bụng mẹ https://dongylangtong.com/suy-dinh-duong-bao-thai-phong-chong-tu-trong-bung-me-1988/ https://dongylangtong.com/suy-dinh-duong-bao-thai-phong-chong-tu-trong-bung-me-1988/#respond Wed, 13 Mar 2013 17:50:33 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1988 Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Trẻ suy dinh dưỡng bào thai là những trẻ đủ tháng có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g thường do mẹ không ăn uống đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi bất hợp lý, hoặc ốm đau bệnh tật khi mang bầu

Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng bào thai

  • Trẻ sinh ra nhẹ cân.
  • Chiều cao của trẻ rất khó đạt mức bình thường dẫn tới nguy cơ thấp còi.  
  • Nuôi dưỡng không tốt, trẻ tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ ốm đau, quặt quẹo,còi cọc, chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh.
Phụ nữ Mang thai cần ăn uống đầy đủ

Phụ nữ Mang thai cần ăn uống đầy đủ

Nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai?

Có 4 yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển của bào thai, tác động đến sức khỏe sau này của đứa trẻ bao gồm:  

Tuổi tác người mẹ: Thời gian thực hiện thiên chức sinh sản, sinh con tốt nhất của người phụ nữa là từ 25 đến 30 tuổi. Sinh sau giai đoạn này dẫn đến nhiều bệnh cho trẻ bao gồm cả suy dinh dưỡng
Sức khỏe người mẹ: Sức khỏe của mẹ sẽ quyết định sức khỏe của con. Nếu mẹ khỏe mạnh sẽ đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Trong thời gian có thai, mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, sẽ dễ đẻ ra những đứa trẻ bị dị tật bẩm sinh. Khi mẹ đang có những bệnh mãn tính như sốt rét, viên gan, thấp tim, phù thận, cần phải chữa khỏi bệnh rồi mới mang thai.
Dinh dưỡng của người mẹ: Thời kì trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng của mẹ, sẽ theo máu, qua rau thai đến cung cấp cho con.Vì vậy giai đoạn này người mẹ phải ăn uống điều độ và bổ sung đủ chất dinh dưỡng ví dụ như: đạm ( giúp cấu tạo bộ xương), sắt, đồng, kẽm, canxi, vitamin ( có nhiều trong hoa quả  rau xanh)
Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai:  Khi có thai, ngoài năng lượng tiêu hao do lao động, người mẹ còn phải dành một phần đáng kể năng lượng cho phát triển cuả thai nhi và dự trữ để sinh sữa cho con bú sau này.
Nếu mẹ chỉ tăng được 6-7kg trong thời kì mang thai thì sau sinh con, mẹ không còn gì đề sinh sản nữa. Điều này đã giải thích vì sao ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bà mẹ ít sữa, mất sữa sớm, không có sữa để nuôi con.

 Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai như thế nào?

 Với những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có tầm quan trọng đặc biệt :
• Cần ủ ấm trẻ thường xuyên, tốt nhất cho nằm cạnh mẹ ngay khi sinh.
• Theo dõi sát sao để phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ đường máu, hạ canxi máu.
• Tắm rửa bằng nước sạch, thay băng rốn hằng ngày.
• Cho trẻ bú, mẹ sớm, trong nửa giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa, chọn loại sữa cao năng lượng cho trẻ sinh nhẹ cân.
• Chỉ ăn bổ sung khi trẻ được 6 tháng tuổi, phải bảo đảm khẩu phần ăn của trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng cả về lượng và chất. Trẻ ăn ít nên cho ăn nhiều bữa trong ngày, chế biến thức ăn có đậm độ năng lượng cao bằng cách dùng các men emzym, sắt,kẽm, vitamin A,D… để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa SDD thấp còi sau này.
• Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ theo quy định của bộ Y tế.
• Ngoài chế độ ăn nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng như : kẽm, canxin,vitamin D, A, … dưới dạng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ phát triển chiều cao, phòng ngừa thừa cân do béo phì thấp còi.

Để chủ động phòng ngừa Suy dinh dưỡng bào thai, cần có kế hoạch chăm sóc bà mẹ tương lai ngay từ khi còn nhỏ, không để các em gái bị Suy dinh dưỡng, thấp cân, còi cọc. Khi mang thai, cần được ưu tiên ăn uống đầy đủ, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để có thể đạt mức tăng cân nặng trung bình đến cuối thai kì là 10-12kg; không để ốm đau, thiếu máu trước và sau sinh.
 
 

]]>
https://dongylangtong.com/suy-dinh-duong-bao-thai-phong-chong-tu-trong-bung-me-1988/feed/ 0
Thực đơn cho trẻ Suy dinh dưỡng với các món Cháo https://dongylangtong.com/thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong-voi-cac-mon-chao-1966/ https://dongylangtong.com/thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong-voi-cac-mon-chao-1966/#respond Wed, 13 Mar 2013 14:24:09 +0000 https://dongylangtong.com/?p=1966 Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh nguyên khí kém; do thiếu dinh dưỡng lâu ngày, ăn uống mất điều độ, ăn quá nhiều đồ béo ngọt; hoặc do các bệnh mạn tính như tiêu chảy mạn, cảm nhiễm đường hô hấp nhiều lần.

  • Ở thời kỳ đầu trọng lượng của trẻ thường giảm nhẹ hoặc không tăng cân, biếng ăn
  • Ở thời kỳ thứ hai trẻ kém phát triển chiều cao hoặc không phát triển, người gầy, cơ bắp nhẽo, da bụng mỏng, xương sườn lộ rõ
  • Thời kỳ thứ ba cơ thể trẻ suy yếu, sắc mặt trắng xanh hoặc hơi vàng, da, tóc khô, bụng trướng, tinh thần bứt rứt, buồn bực, chán ăn…
  • Ở thể nặng trẻ thường kèm theo các bệnh khác như thiếu máu dạng thiếu sắt, rối loạn chức năng của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh đặc biệt là suy giảm khả năng miễn dịch, đề kháng của cơ thể, trẻ dễ mắc các bệnh khác.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Để phòng bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ, chế độ nuôi dưỡng là rất quan trọng ngay từ những ngày đầu khi trẻ ăn dặm. Xin giới thiệu thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng với các món cháo bổ dưỡng, chữa bệnh suy dinh dưỡng.
chao-y-di

Cháo ý dĩ:

Ý dĩ 50g, cháy cơm 30g, hạt sen 50g, đường 30g. Ý dĩ xay thành bột. Cháy cơm loại vàng ngon phơi khô sao vàng xay thành bột. Hạt sen ngâm với nước chanh một đêm hôm sau vớt ra phơi khô tán bột. Tất cả cho vào nồi thêm cho nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho đường vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn lúc còn nóng, chia 3 lần trong ngày, cần ăn từ 10 – 20 ngày.

Cháo thịt cóc:

Thịt cóc 5g, củ mài 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, muối vừa đủ. Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, nướng vàng, tán thành bột. Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều, khi cháo sôi lại là được. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng. Ngày ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó tiếp tục ăn.

Cháo củ mài:

Củ mài 20g, gạo 50g, biển đậu 10g, lòng đỏ trứng gà 1 cái, đường trắng 20g. Củ mài sấy khô. Gạo, biển đậu đều xay thành bột. Trứng gà luộc bóc lấy lòng đỏ, cho vào bột gạo dầm nát trộn đều. Tất cả cho vào nồi nồi thêm 200ml nước đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín cho đường quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 15 ngày.

Cháo ếch:

Ếch 1 con (150 – 200g), cà rốt 50g, gạo 50g, mắm muối vừa đủ. Ếch làm thịt bỏ đầu và nội tạng, bỏ bàn chân, ướp mắm muối trong 20 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch mài thành bột. Cho gạo và ếch vào ninh nhừ thành cháo, trước khi ăn cho cà rốt vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

Cháo chim cút:

Chim cút 1 con (250 – 300g), gạo nếp 30g, gạo tẻ 50g, vỏ quýt khô 30g, mắm muối vừa đủ. Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân), ướp mắm muối trong 20 phút. Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo. Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5 – 10 ngày.

]]>
https://dongylangtong.com/thuc-don-cho-tre-suy-dinh-duong-voi-cac-mon-chao-1966/feed/ 0