Nhà thuốc Đông Y Lang Tòng https://dongylangtong.com Mon, 24 Sep 2018 03:31:43 +0000 vi hourly 1 Tránh xa 3 tác nhân sau nếu không muốn bị viêm tụy cấp https://dongylangtong.com/tranh-xa-3-tac-nhan-sau-neu-khong-muon-bi-viem-tuy-cap-5842/ https://dongylangtong.com/tranh-xa-3-tac-nhan-sau-neu-khong-muon-bi-viem-tuy-cap-5842/#respond Mon, 24 Sep 2018 03:21:10 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5842 Tránh xa 3 tác nhân sau nếu không muốn bị viêm tụy cấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp như sỏi mật, sỏi tụy, giun chui ống mật, bệnh nhân phẫu thuật ở bụng, có nồng độ can xi cao trong máu,…tụy nhiên gần đây viêm tuỵ cấp ở nước ta hầu hết là do uống quá nhiều rượu bia, hoặc tăng mỡ máu.

Viêm tụy cấp tính thường bắt đầu với cơn đau dần dần hoặc đột ngột ở vùng thượng vị đôi khi kéo dài ra phía hai mạng sườn. Đau bụng liên tục, dữ dội kéo dài nhiều giờ, có thể đau khởi phát sau khi ăn. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: sưng bụng và đau bụng, không đi ngoài, bụng trướng và đầy tức khó chịu, buồn nôn và ói mửa, sốt và mạch nhanh. 

Nhiều bệnh nhân khi nhập viện tuỵ của bệnh nhân hỏng hết, bệnh nhân bị tụt huyết áp, suy hô hấp, suy thận và hôn mê, rối loạn đông máu, có dấu hiệu hoại tử, suy đa tạng, rối loạn đông máu; nhiều trường hợp dù cấp cứu liên tục nhưng vẫn không thể cứu được.

Bia rượu + ăn nhiều + lười vận động: Nguy cơ viêm tuỵ cấp rất cao

Bia rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm tụy

Khi bị viêm tuỵ cấp, tụy sẽ bị phù lên, trong trường hợp nặng tuỵ nhanh chóng bị hoại tử và lan rộng dẫn đến và biến chứng sốc và suy đa tạng rất nhanh. Để chẩn đoán viêm tuỵ cấp các bệnh viện tuyến dưới cũng có thể chẩn đoán được qua siêu âm, hoặc qua hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính .

Tuy nhiên để điều trị được viêm tuỵ cấp bệnh nhân phải được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt , các trường hợp nhẹ hầu hết bệnh nhân qua được.

Nhưng thể nặng đặc biệt là thể hoại tử ngay cả ở các nước phát triển tỉ lệ tử vong vẫn còn cao tới 30% mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật hồi sức hiện đại, phối hợp đồng bộ của nhiều chuyên khoa (nội khoa, hồi sức, gây mê , phẫu thuật,dinh dưỡng …). Vì vậy tiên lượng cho các bệnh nhân viêm tụy cấp thể hoại tử đã có biến chứng sốc và suy đa tạng là hết sức nặng nề.

Có khoảng 80% viêm tụy cấp có nguyên nhân, 20% không rõ nguyên nhân. Ở Việt Nam trong những năm gần đây tỷ lệ viêm tụy cấp do rượu đang tăng lên nhanh chóng.

Hiện nay viêm tuỵ cấp do rượu chiếm tới 70% số ca nhập viện. Sau đó là viêm tụy cấp do tăng lipid máu do ăn quá nhiều chất đạm và kèm theo là lười vận động.

Thói quen sinh hoạt nhiều người vẫn coi là bình thường như uống rượu bia quá nhiều, ăn nhiều chất đạm, lười vận động như hiện nay thì việc ngày càng có đông người bị viêm tuỵ cấp sẽ không phải là chuyện lạ.

Không chỉ gây viêm tụy các nguyên nhân này cũng đang làm các bệnh tim mạch ( cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, huyết khối tắc mạch,…) hay đái tháo đường gia tăng một cách nhanh chóng.

Hiện nay chúng ta có điều kiện sống tốt hơn nhưng nếu chúng ta không biết điều chỉnh lối sống cho phù hợp thì chỉ làm hại cho chính chúng ta mà thôi.

 

]]>
https://dongylangtong.com/tranh-xa-3-tac-nhan-sau-neu-khong-muon-bi-viem-tuy-cap-5842/feed/ 0
9 Nguyên Tắc Ngăn Chặn và Phòng Ngừa Viêm Tụy https://dongylangtong.com/9-nguyen-tac-ngan-chan-va-phong-ngua-viem-tuy-5622/ https://dongylangtong.com/9-nguyen-tac-ngan-chan-va-phong-ngua-viem-tuy-5622/#respond Mon, 28 May 2018 03:14:53 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5622 Bên cạnh việc điều trị bệnh, viêm tụy mãn tính có thể được cải thiện đáng kể thông qua chế độ ăn và lối sống. Ngoài ra thực hiện theo các quy tắc sau giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh viêm tụy:

  1. Cải thiện chế độ ăn uống
  2. Hãy thử các liệu pháp thay thế để giảm đau.
  3. Xác định liệu cơ thể có thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  4. Bổ sung vitamin A, C, D, E và K.
  5. Tăng axit béo omega-3.
  6. Uống trà xanh.
  7. Hãy thử bổ sung nấm Linh Chi.
  8. Hãy thử chiết xuất hạt nho.
  9. Bổ sung các loại thực phẩm giàu glutamine trong chế độ ăn uống của bạn.

1. Cải thiện chế độ ăn uống. Chế độ ăn uống đóng một vai trò rất lớn trong sự phát triển của viêm tụy, cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và ảnh hưởng đến mức độ phục hồi. Thực hiện theo các khuyến cáo thực phẩm dưới đây để giúp ngăn ngừa viêm tụy.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Tránh tất cả các thực phậm có thể gây dị ứng như: sữa, đậu nành, lúa mì, ngô, chất bảo quản thực phẩm và phụ gia thực phẩm.
  • Tránh chất kích thích bao gồm caffeine, rượu và thuốc lá.
  • Giảm  hoặc tránh tất cả axit béo chuyển hóa trong chế độ ăn uống.
viêm-tụy-cấm-rượu-bia

Cần tránh tuyệt đối rượu bia khi bị viêm tụy

Thực phẩm khuyến khích sử dụng:

  • Tập trung vào các bữa ăn nhỏ, ít chất béo, nhiều trái cây, rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt, tránh bất kỳ loại thực phẩm nào gây nhạy cảm hoặc dị ứng.
  • Sử dụng dầu ô liu và dầu dừa.
  • Thịt nạc bao gồm thịt bò, thịt gia cầm hữu cơ và cá nước lạnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất sắt như gan bò, đậu lăng và sô-cô-la đen.
  • Thêm nhiều loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như anh đào, quả việt quất, cà chua và ớt chuông

2.      Liệu pháp thay thế cho giảm đau như  Thiền. Ngoài việc giảm đau, thiền định chống trầm cảm và lo âu, cải thiện hoạt động tâm thần và hỗ trợ phục hồi từ các bệnh mãn tính.Thư giãn. Các triệu chứng của viêm tụy gây khó chịu, đau và thường lo âu. Kết hợp các kỹ thuật thư giãn hiệu quả như các bài tập thở có thể giúp các triệu chứng.Châm cứu. châm cứu là một cách an toàn và hiệu quả để giảm đau mãn tính.Yoga. Giảm thiểu căng thẳng, tâm trạng, kích thích sự thèm ăn, tăng cảm giác hạnh phúc.

viêm-tụy-yoga-thiền
3. Bổ sung chất dinh dưỡng. Thiếu hụt dinh dưỡng có ảnh hưởng đến sự phát triển của viêm tụy. Bạn nên làm xét nghiệm máu đơn giản để xác định xem có thiếu vitamin A, C hoặc E hay không?

4. Bổ sung vitamin:  Vitamin A. Hỗ trợ phòng ngừa ung thư tuyến tụy và giúp xương chắc khỏe, tăng cường miễn dịch. Kết hợp nhiều loại thực phẩm giàu vitamin A như gan bò, cà rốt và khoai lang vào chế độ ăn uống . Vitamin C làm chậm sự phát triển của khối u. Uống 1-6 milligram mỗi ngày, nhưng không được uống  vitamin C và vitamin B12 cùng nhau vì sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông đỏ, nho đen, ổi và bông cải xanh.Vitamin D chống tăng sinh và ức chế tế bào ung thư trong tuyến tụy, và làm giảm viêm và xơ hóa trong viêm tụy. Mỗi ngày dành 15-30 phút tiếp xúc ánh nắng mặt trời, mà không cần kem chống nắng, để tăng nồng độ vitamin D trong cơ thể của bạn. Ngoài ra, tập trung vào cá nước lạnh như cá bơn, cá thu và cá hồi trong chế độ ăn uống của bạn.Vitamin E ức chế sự phát triển tế bào khối u và giúp bảo vệ chống lại bệnh tim. Vitamin E có trong hạt hướng dương, hạnh nhân.Vitamin K ức chế tế bào khối u tụy, rất tốt đối với những người bị viêm tụy mãn tính. Vitamin K có trong lá cây bồ công anh, cải bẹ xanh.

5. Axit béo Omega-3: Thêm 1 đến 2 muỗng canh mỗi ngày bổ sung axit béo omega-3 giúp giảm viêm và cải thiện khả năng miễn dịch.

6. Trà xanh. Theo một nghiên cứu gần đây, tiêu thụ trà xanh thường xuyên ức chế sự phát triển và sự tiến triển của ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đối với phụ nữ, điều này làm giảm 32% nguy cơ ung thư tuyến tụy, và trà không nên để quá nóng.

7. Nấm Linh Chi. Nấm tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi. được coi là một liệu pháp có thể cho viêm tụy mạn tính.  8.      Chiết xuất hạt nho. Có hơn 30 nghiên cứu về chiết xuất hạt nho và viêm tụy. Nhiều nghiên cứu trong số này trích dẫn tính chất bảo vệ của nó, đặc biệt là chống lại các tế bào ung thư, cũng như chống viêm.9.      Glutamine. glutamine có liên quan đến việc giảm đáng kể thời gian nằm viện và giảm các biến chứng cho bệnh nhân viêm tụy cấp. Có thể thấy glutamine ở nước dùng xương, thịt bò, pho mai

 

 

]]>
https://dongylangtong.com/9-nguyen-tac-ngan-chan-va-phong-ngua-viem-tuy-5622/feed/ 0
Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Viêm Tụy: Nên ăn gì – Tránh ăn gì? https://dongylangtong.com/che-do-dinh-duong-viem-tuy-an-gi-tranh-an-gi-5608/ https://dongylangtong.com/che-do-dinh-duong-viem-tuy-an-gi-tranh-an-gi-5608/#respond Mon, 21 May 2018 04:05:49 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5608

Viêm tụy là gì?

Tuyến tụy là một cơ quan trong cơ thể giúp bạn điều chỉnh lượng đường trong cơ thể như hấp thụ glucose có trong máu, làm giảm lượng đường trong máu và cho phép các tế bào của cơ thể sử dụng glucose cho năng lượng. Tuyến tụy cũng đóng quan trọng trong việc giải phóng các enzym và giúp tiêu hóa thức ăn. Khi tuyến tụy của bạn bị sưng hoặc viêm, nó không thể thực hiện chức năng của nó. Tình trạng này được gọi là viêm tụy.

Vì tuyến tụy liên kết chặt chẽ với quá trình tiêu hóa nên cũng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn của bạn. Trong trường hợp bệnh viêm tụy cấp, một trong những tác nhân chính là sỏi mật. Nhưng trong trường hợp viêm tụy mãn tính, nguyên nhân gây bệnh có thể liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống.

Chế độ ăn khi bị viêm tụy

Để giúp tuyến tụy của bạn khỏe mạnh, hãy tập trung vào các loại thực phẩm giàu protein, ít mỡ động vật và chứa chất chống oxy hóa. Đây là những thực phẩm giúp tuyến tụy không phải quá tải.

Rau bina, quả việt quất, anh đào, và ngũ cốc nguyên hạt có thể hoạt động để bảo vệ sự tiêu hóa của bạn và chống lại các tổn hại cho tụy.

Nếu thèm đồ ngọt, hãy dùng trái cây thay vì các sản phẩm sử dụng đường vì những người bị viêm tụy có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Dưới đây là danh sách chi tiết các món ăn cho người viêm tụy

  1. Sữa chua

sữa-chua-chữa-viêm-tụy

Axit lactit trong sữa chua hỗ trợ tốt cho việc vận chuyển thức ăn ở đường tiêu hóa. Nên ăn mỗi ngày 2 hũ sữa chua không đường để giúp cho hệ tiêu hóa của bạn được hoạt động tốt hơn, giảm áp lực làm việc cho tuyến tụy hơn.

  1. Nho

nho-chữa-viêm-tụyTrong vỏ nho người ta tìm thấy có chấtgần giống hormon estrogen ở người, hạt nho còn chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nên ăn khoảng 10 – 15 quả nho sau bữa cơm trưa và tối. Bạn có thể bổ sung nho vào thực đơn mỗi 1 – 2 tuần/lần.

  1. Đậu phụ

Đậu phụ là một trong những thực phẩm bổ dưỡng lành mạnh nhất. Mỗi ½ bìa đậu cung cấp 10gr protein ít chất béo, gấp đôi lượng protein trong một cốc sữa chua. Nhưng bạn cũng cần phải kiểm soát lượng đậu trong mỗi bữa ăn.

 

  1. Rau chân vịt

Loại này hay còn gọi là rau bina (cải bó xôi) được các nhà nghiên cứu phát hiện ra có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và các khối u, trong rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin B và chất sắt.

  1. Khoai lang

rau-chân-vịt-chữa-viêm-tụyTrong khoai lang chứa rất nhiều vitamin A, B6, C và nguyên tố vi lượng tốt cho hệ tiêu hóa. Mỗi ngày ăn khoảng 100g khoai lang thì chữa bệnh viêm tụy cấp hiệu quả. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều sẽ gây khó tiêu.

  1. Súp lơ xanh

sup-lơ--chữa-viêm-tụy

Khi nhai sống thì các sợi súp lơ đứt gãy giải phóng 1 loại enzyme tốt cho hệ tiêu hóa, Có thể thái mỏng súp lơ xanh và trộn vào các loại rau khác ăn sống mỗi ngày. Ngoài ra, với loại rau này bạn cũng có thể xào, luộc, nấu canh, cũng đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể và tăng cường chất xơ cho hệ tiêu hóa.

  1. Tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều chất kháng khuẩn và còn có chất chống ung thư, làm mát gan,..rất tốt cho người viêm tụy cấp. Mỗi ngày ăn sống 2-3 tép tỏi hoặc dùng tỏi khi chế biến món ăn đều được.

    8. Cà chua: Là nguồn cung lycopene và vitamin C, cà chua giúp duy trì sức khỏe tuyến tụy.

    9. Quả anh đào

qua-anh-dao-chữa-viêm-tụy

Loại quả giàu vitamin A này không chỉ ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe của bạn. Trong trái anh đào chứa chất có tác dụng chống oxy hóa rất hữu hiệu, có tên khoa học là anthocyanins.

Hoạt chất này tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tối ưu những nguyên nhân gây ung thư. Đặc biệt, khi hấp thụ một lượng anthocyanins, cơ thể của bạn sẽ sản xuất một lượng insulin nhất định.

Ngoài ra bệnh nhân nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Tuy nhiên, khi ăn rau xanh, hãy đảm bảo khi chế biến không cho quá nhiều dầu mỡ vào

Tránh ăn các loại thức ăn sau khi bị viêm tụy

  • Thịt đỏ
  • Nội tạng
  • Bánh mì hoặc ngũ cốc có hàm lượng chất béo cao: bánh rán, nhiều chất béo như bánh quy giòn, bánh quy và bánh quế
  • Đồ chiên rán
  • mayonnaise
  • Bơ, pho mát
  • Các sản phẩm nhiều đường, chất béo như sữa, kẹo, đồ tráng miệng
  • Bia rượu, nước ngọt

Hạn chế thêm chất béo và dầu nấu ăn

Mẹo ăn uống dành cho người viêm tụy

  • Ăn từ sáu đến tám bữa ăn nhỏ trong ngày giúp hệ thống tiêu hóa tốt hơn là ăn hai hoặc ba bữa ăn lớn
  • Tránh ăn quá nhiều chất xơ cùng một lúc, vì có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến hấp thu ít chất dinh dưỡng hơn từ thực phẩm.
  • Có thể uống bổ sung vitamin tổng hợp

 

]]>
https://dongylangtong.com/che-do-dinh-duong-viem-tuy-an-gi-tranh-an-gi-5608/feed/ 0
Triệu Chứng Thường Gặp của Viêm VA ở Trẻ Nhỏ https://dongylangtong.com/trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-va-o-tre-nho-5576/ https://dongylangtong.com/trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-va-o-tre-nho-5576/#respond Fri, 21 Jul 2017 09:53:06 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5576 Đau họng là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, và đôi khi trẻ cũng dễ bị viêm amidan. Tuy nhiên amidan không phải là cơ quan duy nhất dễ bị tổn thương ở đường hô hấp, viêm VA cũng là 1 bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể khiến trẻ khó thở  và dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp.

Vậy VA là gì?

viêm VA

VA được hình thành từ trong bào thai và có từ khi em bé vừa chào đời. Cũng như amidan, VA có chức năng tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại các mầm bệnh. Không dễ quan sát như amidan, VA ở vị trí ở phía sau- trên họng mũi, Là khối mô lympho hình tam giác. Cũng ở vị trí này VA thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và trong thức ăn trước khi vào cơ thể để được kích thích tạo miễn dịch , đồng thời cũng vì thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên VA hay bị viêm nhiễm trùng.

Trong khi amidan đóng một vai trò sinh miễn dịch có lợi cho cơ thể, giúp cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp trên, đặc biệt là chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn, khi trẻ càng lớn VA trở nên ít quan trọng hơn. Trên thực tế, VA teo nhỏ đi khi trẻ khoảng 5 hoặc 6 tuổi và hầu như biến mất sau những năm tuổi thiếu niên.

Vì sao dễ bị viêm V.A?

Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên V.A hay bị viêm. Khi sức đề kháng suy yếu hoặc do các yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, nhà bị gió lùa sẽ khiến virut, vi khuẩn dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn. Với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm V.A tái diễn.

Bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng đôi khi ảnh hưởng đến người lớn.

Triệu chứng của Viêm VA

triệu chứng viêm Va

Các triệu chứng của viêm VA có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nhiễm trùng, nhưng có thể bao gồm:

  • viêm họng, đau hoặc khô cổ họng khi hít thở phải qua miệng
  • nghẹt mũi, chảy nước mũi gây ra chất nhầy màu xanh.
  • các tuyến sưng ở cổ
  • đau tai và các vấn đề về tai

Các triệu chứng khác của viêm VA liên quan đến tắc nghẽn mũi bao gồm:

  • hít thở qua miệng
  • khó ngủ
  • ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ (một tình trạng mà bạn ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn trong khi ngủ)

 

]]>
https://dongylangtong.com/trieu-chung-thuong-gap-cua-viem-va-o-tre-nho-5576/feed/ 0
10 Thắc Mắc Nhiều Nhất Khi Cho Trẻ Uống Sữa Công Thức https://dongylangtong.com/10-thac-mac-nhieu-nhat-khi-tre-uong-sua-cong-thuc-5560/ https://dongylangtong.com/10-thac-mac-nhieu-nhat-khi-tre-uong-sua-cong-thuc-5560/#respond Thu, 22 Jun 2017 05:36:08 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5560

1. Cho trẻ bú bình nhựa hay thủy tinh?

Một số yếu tố sau đây có thể giúp mẹ cân nhắc lựa chọn bình sữa phù hợp nhất với trẻ:

  • Bình nhựa nhẹ hơn thủy tinh và không vỡ khi va đập.
  • Nhưng tuổi thọ của bình nhựa không được lâu và bền như bình thủy tinh. Song bình thủy tinh cần hết sức cẩn thận vì dễ vỡ và nặng hơn bình nhựa.
  • Trước đây, phụ huynh lựa chọn chất liệu bình thủy tinh để tránh bisphenol A (BPA) – một loại hóa chất nhân tạo dùng để sản xuất nhựa PC. BPA ảnh hưởng đến hệ sinh dục và phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Hiện nay các bình sữa bằng nhựa được sản xuất không có BPA song mẹ cần xem nhãn mác cẩn thận trước khi mua bình.

Mẹ có thể nhận biết bình sữa an toàn qua các ký hiệu sau:

bình-sữa-an-toàn

Ký hiệu bình sữa làm từ nhựa không an toàn

2. Chọn núm ti như thế nào?

Hầu hết núm ti được làm bằng silicon hoặc cao su, co nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau. Với núm silicon không mùi, đàn hồi tốt. Núm cao su mềm hơn silicon nhưng có mùi cao su. Sữa sẽ có tốc độ chảy khác nhau dựa vào kích thước lỗ núm ti. Bạn có thể cho bé thử một vài loại để biết bé thích nhất loại nào. Kiểm tra núm ti thường xuyên xem núm ti có bị mòn hay nứt. Thay thế nếu thấy bị mòn hoặc bị đổi màu.

3. Có cần phải khử trùng bình sữa?

Theocác chuyên gia nhi khoa, việc khử trùng bình sữa và các dụng cụ liên quan đến việc cho bé bú là cần thiết vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nên bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn; trong khi đó, môi trường ô nhiễm và điều kiện bên trong các dụng cụ cho bú như bình sữa, núm vú, máy hút sữa rất thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.

Cho bình và các loại nắp (đã rửa sạch) đặt lên bếp và đun sôi trong 15 phút, riêng núm vú chỉ đun trong khoảng 5 phút.

4. Có thể dùng bình sữa để đựng nước hay trái cây?

Câu trả lời là: Không. Chỉ đựng sữa mẹ đã vắt hoặc sữa công thức trong bình sữa,  không dùng đựng nước hoặc nước trái cây. Lưu ý khi pha sữa công thức kết hợp tỷ lệ nước và sữa bột chính xác như hướng dẫn. Thêm quá nhiều nước làm loãng sữa công thức, khiến trẻ thiếu hụt về dinh dưỡng. Quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và thận của bé.

5. Cách chọn sữa công thức?

Hầu hết các bậc cha mẹ bắt đầu với sữa công thức làm từ sữa bò. Bạn cũng có thể mua sữa công thức có nguồn gốc sữa đậu nành và các công thức ít gây dị ứng. Hãy chắc chắn rằng trong sữa có bổ sung chất sắt. Bạn có thể mua sữa công thức dạng bột (sữa bột), sữa công thức cô đặc, hoặc các hình thức dùng sẵn. Khi được 6 tháng, em bé có thể bú 180 – 230 ml mỗi lần ăn.

6.  Cho trẻ uống sữa ấm hay ở nhiệt độ phòng?

Bé có thể uống sữa ở nhiệt độ bình thường. Song nếu bé thích sữa công thức ấm, đặt bình trong khay nước ấm hoặc dưới vòi nước nóng  từ 1-2 phút. Không sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa. Nó có thể gây ra các điểm nóng có thể làm phỏng miệng bé. Lắc đều sữa và nhỏ một giọt trên đỉnh của bàn tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ. Không thử nghiệm nó trên cổ tay của bạn – nó ít nhạy cảm với nhiệt hơn

Hãy giữ bình khi cho bé bú

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có xu hướng để bình tựa vào gối và cho bé ăn một mình. Nhưng có rất nhiều lợi ích từ việc giữ bình sữa trong khi bé ăn, giúp bé an toàn khi bú bình. Để bé ăn một mình với một chai dựng lên làm tăng nguy cơ nghẹt thở và sâu răng. Nó cũng có thể gây nhiễm trùng tai. Vì vậy, hãy luôn bên bé, giữ bình khi bé bú

7. Làm sao để biết bé đã bú đủ?

Sẽ có 1 số dấu hiệu nhận biết khi bé bú đủ, bé ngừng động tác bú, quay mặt khỏi bình, hoặc bé đủ lớn bé sẽ đẩy bình ra xa. Mẹ có thể thử lại cho bé bú 1 lần nữa song không ép buộc bé phải bú hết bình

Vỗ ợ hơi cho bé

Vỗ ợ hơi được hiểu là tống khí thừa ra khỏi dạ dày của bé, giúp bé tránh chướng bụng và hạn chế nôn trớ vì Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí.

Cách vỗ ợ: hãy giữ bé vào lòng, cho bé dựa vào vai mẹ, nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Bạn cũng có thể đặt bé nằm sấp trên đùi mẹ, đỡ đầu trẻ đầu, trong khi bạn vỗ nhẹ vào lưng.

 

8. Làm sao để bé hết trớ?

Nếu trẻ trớ nhiều có thể vỗ ợ hơi  cho bé vài phút một lần trong bữa ăn. Không cho bé nằm hay chơi với bé 20-30 phút sau ăn. Bé sẽ đỡ trớ hơn khi bắt đầu biết ngồi.

9. Có nên đổi sữa công thức khi trẻ trớ nhiều?

Nếu bé trớ nhiều hay hay quấy khóc mẹ có thể đổ lỗi do sữa công thức. Thỉnh thoảng bé bị trào ngược, dị ứng, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh ở trẻ nhỏ như tiêu chảy, nôn mửa, đi ngoài ra máu, quấy khóc, da khô. Nếu thấy hiện tượng trên cho bé đi khám, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận có cần đổi sữa hay không. Không đổi sữa mà ko có tư vấn của bác sĩ

10. Có thể bảo quản sữa trong bao lâu?

Công thức còn lại trong chai trẻ bú dở cần được vứt đi ngay. Nếu bạn đã pha sữa công thức nhưng chưa trẻ ăn luôn, bảo quản trong tủ lạnh ngay sau khi pha, sữa có thể được lưu trữ trong vòng 24 giờ. Nếu sữa công thức đã để trong nhiệt độ phòng hơn 2 giờ, dù trẻ đã uống hay chưa uống cũng cần bỏ đi.

Sữa mẹ đã vắt có thể dùng tròn 5 giờ ở nhiệt độ phòng. Sữa mẹ trong tủ lạnh để sử dụng trong vòng 5 ngày. Hoặc để đông lạnh nhiệt độ -5 độ có thể bảo quản trong 5 tháng, hoặc 1 năm ở nhiệt độ -20.

]]>
https://dongylangtong.com/10-thac-mac-nhieu-nhat-khi-tre-uong-sua-cong-thuc-5560/feed/ 0
Làm Sao Để Biết Bé Bú Đủ Sữa Mẹ? https://dongylangtong.com/lam-sao-de-biet-be-bu-du-sua-5556/ https://dongylangtong.com/lam-sao-de-biet-be-bu-du-sua-5556/#respond Mon, 19 Jun 2017 04:29:51 +0000 https://dongylangtong.com/?p=5556 Lần đầu tiên làm mẹ và cho con cho con bú, chắc hẳn bạn sẽ không ít lần thắc mắc và lo lắng liệu con đã no? Con có bú đủ? Lượng sữa bú vào có đủ cho con tăng cân không?…Vậy làm sao biêý bé bú đủ sữa mẹ, dưới đây là một số dấu cơ bản giúp các mẹ nhận biết được xem bé đã bú đủ no hay chưa.

Một ngày cho trẻ bú bao nhiêu lần?

Hãy để bé bú theo nhu cầu, không cần phải tạo lịch trình bú hay thói quen bú trong vài ngày đầu hay tuần đầu tiên của bé. Việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu kích thích tiết sữa dễ dàng hơn và cũng tăng cường sự tiếp xúc qua da giữa mẹ và bé. Hãy để bé tiếp tục bú cho đến khi miệng bé rời vú mẹ một cách tư nhiên. Sau khi nghỉ một chút, bé có thể được chuyển sang vú kế bên.

Trong ngày đầu tiên, bé cần bú ít nhất 3 – 4 lần. Sau 1 – 2 ngày đầu tiên, bé sẽ đói hơn và liên tục đòi ăn, từ đó sau vài giờ lại cho bé bú 1 lần.

Sau vài ngày đầu, bé có thể muốn bú ít nhất 8 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Cuối tuần 1, có thể giảm xuống 6-8 lần/ngày.

Làm gì nếu bé sơ sinh giảm cân

Bé sơ sinh thường giảm từ 5 -10% cân nặng vài ngày sau sinh. Đây là hiện tượng giảm cân sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Mẹ cũng đừng lo là do bé không đủ sữa mà dẫn đến giảm cân.

Sau vài ngày, bé sẽ bắt đầu tăng cân trở lại. Nếu bạn thấy bé tăng cân từ ngày thứ 5 – ngày thứ 7, đó là dấu hiệu cơ thể bé đang phát triển. Ở ngày thứ 14 hầu hết các bé đạt trọng lượng cũ như sinh hoặc tăng hơn

Dấu hiệu bé nhận biết bé đã bú no

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sau bé đã nhận được đủ sữa:

  • Bé bú từ 6-8 lần/ngày.
  • Mẹ cảm thấy nhẹ nhàng khi bú, không bị đau, khi sữa đã xuống.
  • Sau mỗi lần bé ăn, ngực mẹ mềm ra và không có cảm giác căng đầy.
  • Trong 48 h đầu tiên sau sinh thay được từ 2-3 bỉm và tốc độ thay bỉm thường xuyên hơn trong những ngày tiếp theo. Khi trẻ được 5 ngày tuổi, thay ít nhất 6 bỉm mỗi ngày. Nước tiểu của bé nhạt màu, không mùi.
  • Nếu bạn nghe thấy tiếng nuốt nhiều trong quá trình cho bé ti mẹ, điều đó chứng tỏ bé đã nhận được nhiều sữa mẹ. Bé chỉ mút không thỉ chưa ăn thua. Bé phải mút và nuốt thì mới chắc là sữa chảy vào bụng của bé.
  • Khi bú bé có thể dừng 1 chút, và tiếp tục ăn hoặc rời xa vú mẹ khi bé đã đủ.
  • Bé mãn nguyện khi vừa được bú xong. Bé bú no lộ vẻ hài lòng và không có dấu hiệu muốn bú nữa.
  • Phân của bé có màu vàng mù tạt khi bé được 5 ngày tuổi.

Dấu hiệu nhận biết bé vẫn chưa no?

Nếu bé chưa được bú no, bạn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Sau  14 ngày, bé không đạt được trong lượng như khi lọt lòng.
  • Ngực mẹ không cảm thấy mềm sau khi cho bé bú.
  • Bé ngọ nguậy, quấy khóc, không yên sau bú. Phần lớn các bé đều không thể yên tĩnh nếu còn đói.
  • Thay tã cho bé ít hơn 5-6 bỉm trong vòng 5 ngày đầu. hay ít hơn 6-8 bỉm/ngày nếu bé hơn 5 ngày tuổi.
  • Trước 5 ngày tuổi, bé đi tiêu ít hơn 2 lần/ngày và phân không có màu vàng. Sau 1 vài tuần mà cứ vài ngày bé mới đi 1 lần. Đây đều có thể là dấu hiệu trẻ chưa nhận được lượng sữa cần thiết
  • Sau tuần đầu tiên da bé vàng hơn.
  • Bé ngủ triền mien & phải đánh thức bé để cho ăn.
]]>
https://dongylangtong.com/lam-sao-de-biet-be-bu-du-sua-5556/feed/ 0